Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 65/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 65/KH-UBND
Ngày ban hành 14/10/2015
Ngày có hiệu lực 14/10/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bạc Liêu
Người ký Lê Thị Ái Nam
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
BẠC LIÊU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/KH-UBND

Bạc Liêu, ngày 14 tháng 10 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU:

- Bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số.

- Khống chế các bệnh truyền nhiễm, các bệnh gây dịch thường gặp và mới ni, không để dịch lớn xảy ra. Hạn chế, tiến tới kiểm soát các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm, các bệnh liên quan đến môi trường, lối sống, hành vi, an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng, bệnh học đường.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến; giảm tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến tỉnh. Phát triển y tế phổ cập, bác sỹ gia đình, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao phủ y tế toàn dân kết hợp với phát triển y tế chuyên sâu. Tăng cường chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Phát triển y tế ngoài công lập, tăng cường phối hp công - tư. Hiện đại hóa và phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

- Chủ động duy trì mức sinh thấp hp lý, khống chế tốc độ tăng tỷ số gii tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số, đáp ứng đủ nhu cầu dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của người dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản có chất lượng, tăng cường lồng ghép các yếu tố về dân số vào hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp.

- Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng; tăng cường nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và một số chuyên khoa; chú trọng phát triển nhân lực y tế có trình độ chuyên khoa sâu, phù hợp với nhu cầu sử dụng; bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y tế của tỉnh.

- Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính ngành y tế, tăng cường đầu tư công cho y tế, phát triển bảo hiểm y tế toàn dân; sử dụng nguồn tài chính y tế hiệu quả.

- Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, máu, chế phẩm máu và trang thiết bị y tế có chất lượng với giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân; quản lý, sử dụng thuốc và trang thiết bị hợp lý, an toàn, hiệu quả.

- Nâng cao năng lực quản lý và thực hiện chính sách y tế, đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển hệ thống thông tin đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển. Phấn đấu đến năm 2030, hệ thống y tế từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn được hoàn thiện, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tỉnh.

II. Chỉ tiêu:

TT

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2030

I

Chỉ tiêu đầu vào

 

Dân số trung bình

867.777

889.109

962.840

1.050.000

1

Số bác sỹ/vạn dân

5,3

7,5

10

12

2

Số dược sỹ đại học/vạn dân

0,36

1,1

2,0

2,5

3

Tỷ lkhóm ấp có nhân viên y tế hot đng (%)

100

100

100

100

4

Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ hoạt động (%)

84,4

100

100

100

5

Tỷ lệ trạm y tế có nữ h sinh hoc y sỹ sản nhi (%)

100

100

100

100

6

Tỷ lệ giường bệnh/vạn dân (không bao gồm giường trạm y tế xã)

15

22.0

25

26,5

 

Trong đó: Giường bệnh viện ngoài công lập

0,6

0,56

5,2

6,7

II

Chỉ tiêu hoạt động

7

Tỷ ltrẻ <1 tuổi đưc tiêm chủng đầy đủ (%)

>95

>95

>95

>99

8

Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế %

0

60

100

100

9

Tỷ lệ dân số tham gia bảo him y tế (%)

50

60

70

100

10

Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại (%)

15

20

25

25

11

Tỷ lệ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xử lý chất thải y tế đạt tiêu chuẩn (%)

50

85

100

100

III

Chỉ tiêu đầu ra

12

Tuổi thọ trung bình (tuổi)

72,0

73,0

75,0

80,0

13

Tỷ suất chết mẹ (100.000 trẻ đẻ ra sống)

14,0

<45

<35

<5,0

14

Tsuất tử vong trẻ <1 tui /1.000 trẻ đẻ ra sống

<14,8

<14

11

<11

15

Tỷ suất tvong trẻ < 5 tuổi (1.000 trẻ đẻ ra sống)

<19.3

<18

16

<16

16

Tốc độ tăng dân số hàng năm (%)

1,22

1,12

1,0

1,0

17

Tỷ số giới tính khi sinh (trai/100 gái)

109

107

105

103

18

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tui suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi) (%)

17

14

10

7

19

Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cng đồng (%)

0,3

<0,3

<0,2

<0,2

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

1. Phát triển và hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế:

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế gồm y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình.

- Kiện toàn và ổn định mô hình tổ chức hệ thống y tế từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn; phát triển các bệnh viện chuyên khoa theo lộ trình Quy hoạch ngành y tế của tỉnh; tăng cường đầu tư phát triển y tế công lập đi đôi với việc khuyến khích và tạo điều kiện phát triển y tế ngoài công lập; phát triển y học hiện đại gn với y học cổ truyền.

- Củng cố, phát triển mạng lưới y tế dự phòng theo hướng tập trung, thu gọn đầu mối đơn vị nhằm tăng cường hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động, bảo đảm đủ khả năng dự báo. kiểm soát các bệnh lây nhiễm, bệnh không lây nhiễm và các bệnh liên quan đến môi trường, lối sống.

- Hoàn thiện mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh các tuyến; phát triển kthuật y học ngang tầm các tỉnh trong khu vực; củng cố, nâng cao năng lực hoạt động bệnh viện tỉnh; sắp xếp các bệnh viện đa khoa tuyến huyện theo địa bàn cụm dân cư; mở rộng mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền, mạng lưới các bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện quân - dân y.

2. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, đổi mới chăm sóc sức khỏe ban đầu:

- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện; bảo đảm 100% số xã có trạm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu khám chữa bệnh: tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu; kết hợp hài hòa các hoạt động giữa các đơn vị y tế trong huyện; thực hiện tốt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020; phát triển đội ngũ nhân viên y tế khóm, ấp nht là ở vùng sâu, vùng xa; tăng cường hoạt động bác sĩ gia đình; triển khai quản lý bệnh không lây nhiễm gắn với chăm sóc sức khỏe ban đầu và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng.

- Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, ưu tiên đào tạo cán bộ y tế người dân tộc tại chỗ. Bảo đảm đủ chức danh cán bộ cho trạm y tế, chú trọng bi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ y - dược học cổ truyền.

- Triển khai các chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng sâu, vùng xa, đặc biệt quan tâm tới đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cho người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng khó khăn.

- Củng ctổ chức và đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả của Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân ở cơ sở; nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia, phối hợp của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu; thực hiện lồng ghép các chương trình, mục tiêu, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.

3. Đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe, phòng chống HIV/AIDS và an toàn vệ sinh thực phẩm:

- Củng cố và hoàn thiện hệ thống giám sát, cảnh báo dịch và phòng chống dịch bệnh chủ động. Tăng cường các hoạt động giám sát và kiểm soát các chất thải gây ô nhiễm môi trường; xử lý các chất thải y tế và các chất thải độc hại. Quản lý hiệu quả các yếu tố có hại đến sức khỏe như: Hút thuốc, lạm dụng rượu bia, tình dục không an toàn, chế độ ăn không hợp lý, ngộ độc thực phẩm... Củng cố và phát triển đội ngũ thanh tra liên ngành và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Đầu tư các công trình cung cấp nước sạch, công trình vệ sinh để thực hiện việc “ăn sạch, uống sạch, ở sạch”.

[...]