Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 61/KH-UBND về bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2019

Số hiệu 61/KH-UBND
Ngày ban hành 22/03/2019
Ngày có hiệu lực 22/03/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Hồ Tiến Thiệu
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 61/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 22 tháng 3 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2019

Căn cứ Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Quyết định số 533/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/02/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2019, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm; giảm thiểu ô nhiễm sinh học, tạp chất và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong, ngoài tỉnh và phục vụ xuất khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản, hóa chất, kháng sinh, phụ gia trong các loại sản phẩm rau, quả, thịt, thủy sản nuôi dưới mức 6% so với tổng số mẫu giám sát.

- Trên 85% các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến nông, lâm sản và thủy sản trên địa bàn tỉnh đã đánh giá phân loại (xếp loại A, B) được kiểm tra định kỳ.

- 100% cơ sở xếp loại C được tái kiểm tra; 100% số hộ ký cam kết hết thời hạn thực hiện ký lại; 50% các hộ sản xuất ban đầu nhỏ lẻ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ký cam kết theo quy định.

- 100% các xã về đích nông thôn mới 2019 đạt chỉ tiêu 17.8 về tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới;

- Hỗ trợ, duy trì chuỗi thực phẩm an toàn nông lâm thủy sản đã được cấp giấy xác nhận “Sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn”, phát triển thêm mới từ 01- 02 chuỗi trở lên.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Rà soát hoàn thiện cơ chế, chính sách

- Rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các chính sách hỗ trợ sản xuất sản phẩm an toàn.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung chính sách liên quan của tỉnh. Ban hành các chính sách đặc thù dựa trên khung chính sách chung của Nhà nước về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung về phân công, phân cấp trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản.

2. Thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh và người dân trong việc đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản; nâng cao việc chấp hành pháp luật về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản.

- Các cơ quan truyền thông thông tin đầy đủ, kịp thời các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và truyền thông, quảng bá nông sản thực phẩm an toàn; truyền tải các thông tin kiến thức và pháp luật về an toàn thực phẩm cho các đối tượng tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm.

- Thông tin kịp thời, rộng rãi kết quả kiểm tra, truy xuất và xử lý các vụ việc vi phạm được phát hiện về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên các phương tiện thông tin đại chúng; công khai các cơ sở, sản phẩm vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

3. Tổ chức sản xuất kết nối với tiêu thụ nông sản an toàn

- Mở rộng xây dựng vùng sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực của địa phương theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GAP, VietGAP,...); nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đảm bảo an toàn thực phẩm cho tiêu dùng, xuất khẩu.

- Xây dựng và triển khai các đề án, chương trình xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển hợp tác, liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn; tiếp tục triển khai phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn; Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận.

- Phổ biến, vận động người dân, doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm; hỗ trợ áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP...), thực hành sản xuất tốt (GMP), HACCP trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm. Mở rộng diện tích sản xuất rau, quả an toàn theo VietGAP, GlobalGAP.

- Tổ chức các hoạt động kết nối sản xuất với tiêu thụ, xúc tiến thương mại, truyền thông, quảng bá nông sản thực phẩm an toàn.

4. Giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm

- Tăng cường hoạt động thanh tra, lấy mẫu giám sát, kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng nông sản thực phẩm; kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm theo các quy định hiện hành.

[...]