Kế hoạch 44/KH-UBND về Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2019 do tỉnh Ninh Bình ban hành

Số hiệu 44/KH-UBND
Ngày ban hành 08/04/2019
Ngày có hiệu lực 08/04/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Nguyễn Ngọc Thạch
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 08 tháng 4 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2019

Thực hiện quyết định số 533/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/02/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2019, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm (ATTP); giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu.

II. KẾT QUẢ VÀ CHỈ SỐ CẦN ĐẠT

- Rà soát, điều chỉnh các chính sách khuyến khích, tạo động lực cho người dân, doanh nghiệp đầu tư, liên kết chuỗi sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn phù hợp với thực hiện sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh và thị trường nông sản.

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; sản xuất, sơ chế, chế biến, lưu thông, kinh doanh nông sản thực phẩm cũng như người tiêu dùng; cung cấp các thông tin về ATTP nông lâm thủy sản và tăng cường công tác truyền thông, quảng bá nông sản thực phẩm an toàn.

- Phát hiện, ngăn chặn hiệu quả và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp ngoài danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp & PTNT, kém chất lượng, hàng giả, hàng hết hạn sử dụng, lạm dụng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

- Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đáp ứng quy định đảm bảo ATTP tăng 10% so với năm 2018.

- Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản giám sát trên diện rộng vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tạp chất, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh giảm 10% so với năm 2018.

III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Công tác chỉ đạo điều hành

Gắn kết chặt chẽ việc chỉ đạo điều hành công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản với nhiệm vụ của tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, cụ thể:

- Thực hiện triển khai đầy đủ và có hiệu quả Kế hoạch hành động bảo đảm ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2019 trên địa bàn toàn tỉnh.

- Xây dựng, mở rộng vùng sản xuất tập trung quy mô lớn các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực vùng; nhân rộng mô hình “Mỗi vùng có sản phẩm đặc trưng, chất lượng, an toàn tỉnh Ninh Bình” (OCOP) theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đảm bảo ATTP cho tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

- Phối hợp với các Sở, Ban, ngành trong triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình, Kế hoạch về công tác bảo đảm ATTP như Nghị quyết số 43/2017/QH14 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về ATTP giai đoạn 2016-2020; Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Nghị quyết số 39/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2019-2020.

- Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình, Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh Ninh Bình chỉ đạo các cấp triển khai các Chương trình phối hợp tuyên truyền, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn.

- Chỉ đạo kịp thời triển khai toàn diện nhiệm vụ quản lý chất lượng an toàn thực phẩm; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ đối với các tổ chức thuộc phạm vi quản lý.

2. Hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật

- Rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện phân công, phân cấp trong quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo quy định.

- Rà soát các quy định về thu, nộp, quản lý, sử dụng phí và lệ phí thực hiện quản lý chất lượng, ATTP để đảm bảo nguồn kinh phí cho các cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp thực hiện.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp và đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

- Rà soát, đề xuất bổ sung cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm.

- Ban hành các văn bản chỉ đạo, các quy định trong quản lý an toàn thực phẩm dựa trên các cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước.

3. Tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn

- Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 39/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ng dụng công nghệ cao, hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2019-2020: Xây dựng, mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, các sản phẩm chủ lực, đặc sản bản địa có lợi thế; ứng dụng công nghệ cao, sản xuất an toàn, theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP), tiêu chuẩn quản lý chất lượng Việt Nam, quốc tế, hướng đến phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, gắn với chế biến, bảo quản, tiêu thụ, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm; tiếp tục phát triển kinh tế hợp tác, trang trại, gia trại, hộ gia đình, cá nhân, liên kết chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, truy xuất được nguồn gốc gắn với xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.

- Nhân rộng mô hình “Mỗi vùng có sản phẩm đặc trưng, chất lượng, an toàn tỉnh Ninh Bình” (OCOP); phổ biến, vận dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp quy mô nhỏ áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), thực hành sản xuất tốt (GMP), HACCP trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản.

[...]