Kế hoạch hành động 582/KH-UBND năm 2016 về năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Số hiệu 582/KH-UBND
Ngày ban hành 25/03/2016
Ngày có hiệu lực 25/03/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Trương Minh Hiến
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 582/KH-UBND

Hà Nam, ngày 25 tháng 03 năm 2016

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

NĂM CAO ĐIỂM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM NĂM 2016

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Tạo bước chuyển biến, trong nhận thức và hành động của người sản xuất, người dân trong tỉnh về trách nhiệm với cộng đồng trong việc cung cấp sản phẩm nông nghiệp sạch đảm bảo vsinh an toàn thực phẩm hướng tới xây dựng người Hà Nam văn hóa sản xuất nông sản hàng hóa và thực phẩm sạch vì sức khỏe cộng đồng.

- Tiếp tục ngăn chặn và xử lý dứt điểm việc lưu thông, buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

- Giảm thiểu rõ nét vi phạm về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia trong các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp, tạo niềm tin cho người tiêu dùng sản phẩm nông sản.

2. Mc tiêu cthể

- Tăng cường kiểm soát lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau, trái cây, nông sản. Phấn đấu giảm tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản, thuốc kháng sinh... giảm 10% so với năm 2015.

- Hoàn thiện mô hình quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị đối với sản phẩm rau, quả, thủy sản nuôi đã xây dựng và thực hiện trong năm 2015, tiếp tục nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh. Thiết lập được từ 12 điểm cung cấp sản phẩm an toàn có xác nhận trên địa bàn toàn tỉnh trở lên (bình quân 02 điểm/huyện, thành phố).

- Triển khai đồng bộ, thống nhất chặt chẽ giữa các Sở, ngành, UBND các cấp, các đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT, Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT. Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tăng 10% so với năm 2015.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh về an toàn thực phẩm, tạo niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm an toàn có xác nhận.

II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, TRỌNG ĐIỂM

1. Ban hành các văn bản chỉ đạo:

- Quyết định phân công, phân cấp thực hiện Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT, Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý chất lượng nông lâm thủy sản các cấp trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng Đề án phát triển mô hình quản lý an toàn thực phẩm theo chui cung ứng nông lâm thủy sản an toàn giai đoạn 2016-2020 trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Phê duyệt Quy hoạch Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: tại (các xã Nhân Bình, Xuân Khê, Nhân Khang của huyện Lý Nhân và xã Đông Du của huyện Bình Lục).

- Xây dựng, phê duyệt Đề án, kế hoạch thực hiện Nghị quyết về đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2020.

- Rà soát, đề xuất bổ sung cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn và xúc tiến thương mại.

2. Tuyên truyền, vận động và hướng dẫn thực địa sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn

- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thực địa cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh áp dụng các quy phạm thực hành sản xuất tốt, trọng tâm là sử dụng đúng cách thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau, quả; thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh, chất bảo quản trong chăn nuôi, nuôi trồng; giết m, vận chuyển, bày bán thịt gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn thực phẩm; tác hại đối với sức khỏe người tiêu dùng, thiệt hại đối với người sản xuất, kinh doanh khi sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm, chất bảo quản, phụ gia, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y ngoài danh mục.

- Tuyên truyền, phổ biến cho người sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản biết các văn bản pháp luật liên quan đến công tác đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, đặc biệt là các hình thức xử lý vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (theo Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 và Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm).

- Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý để khuyến khích các cơ sở làm tốt, răn đe và xử lý kịp thời các cơ sở không đáp ứng yêu cầu, nhất là đối với cơ sở loại C (không đạt điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm).

- Thông tin đầy đủ và kịp thời về kết quả điều tra, truy xuất và xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm được phát hiện; hiện trạng an toàn thực phẩm đối với từng loại nông lâm thủy sản và hướng dẫn, khuyến nghị cách ứng xử phù hợp cho người tiêu dùng. Thông tin quảng bá về các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm an toàn, giới thiệu cho người dân các địa chỉ cung cấp các sản phẩm an toàn có xác nhận.

3. Kiểm tra, thanh tra và giám sát

- Thanh tra, kiểm tra, lấy mẫu giám sát, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm (tận gc) theo pháp luật các hành vi lưu thông, mua bán, sử dụng chất cấm, kháng sinh cấm, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục.

- Kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT và Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT. Trọng tâm là kiểm soát việc sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y. Tái kiểm tra 100% cơ sở loại C và xử lý dt điểm các cơ sở tái kiểm tra vẫn loại C theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT.

[...]