Kế hoạch 583/KH-UBND năm 2024 thực hiện các Đề án của Thủ tướng Chính phủ: Đề án phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030; Đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030; Đề án Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đến năm 2030; Đề án ưu tiên đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 do tỉnh Đắk Nông ban hành

Số hiệu 583/KH-UBND
Ngày ban hành 06/09/2024
Ngày có hiệu lực 06/09/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Lê Trọng Yên
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 583/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 06 tháng 9 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC ĐỀ ÁN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT GIỐNG VẬT NUÔI ĐẾN NĂM 2030; ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2030; ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHUỒNG TRẠI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2030; ĐỀ ÁN ƯU TIÊN ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGÀNH CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 1625/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2023 phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030; số 1741/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2023 phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030; số 1742/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2023 phê duyệt Đề án ưu tiên đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030; số 587/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2024 phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là các Đề án). Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 137/TTr-SNN ngày 19/8/2024 về việc ban hành kế hoạch thực hiện các đề án của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các Đề án trên trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về giống vật nuôi nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi; tăng cường năng lực sản xuất giống vật nuôi tại chỗ trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

- Tuyên truyền, khuyến cáo các cơ sở chăn nuôi đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị công nghệ mới, tiên tiến đáp ứng chăn nuôi công nghiệp, công nghệ cao, Khoa học công nghệ được áp dụng vào các lĩnh vực: chọn tạo giống vật nuôi chủ lực, dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi, chuồng trại, quản lý chất thải chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Cụ thể hoá nhiệm vụ và giải pháp của các Đề án phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, gắn với trách nhiệm thực hiện của các Sở, Ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa và các cơ quan, đơn vị có liên quan, phù hợp với mục tiêu các Đề án đã được Chính phủ phê duyệt.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả đối với hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến trên các lĩnh vực: sản xuất giống vật nuôi; sơ chế, chế biến, sản xuất thức ăn chăn nuôi; xây dựng chuồng trại và thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh nhằm nâng cao hiệu quả ngành sản xuất chăn nuôi và phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Tăng cường năng lực sản xuất giống tại chỗ, đáp ứng tối thiểu 90% nhu cầu giống lợn, 60% nhu cầu giống bò và 50% nhu cầu giống gia cầm.

- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong chế biến các loại phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp, chế biến thực phẩm... làm thức ăn chăn nuôi. Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đáp ứng tối thiểu 30% tổng nhu cầu thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến về trang thiết bị và công nghệ chuồng trại đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Chăn nuôi trang trại quy mô vừa và quy mô lớn sử dụng chuồng trại với thiết bị hiện đại đạt 70% trở lên (áp dụng các biện pháp thu gom, xử lý, tận dụng chất thải hữu cơ cho các mục đích khác nhau và xử lý chất thải chăn nuôi, xây dựng công trình khí sinh học các loại của hộ chăn nuôi ở mức cao nhất).

- Ứng dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực: (1) công tác lai tạo, sản xuất giống vật nuôi đáp ứng 90% nhu cầu giống lợn, 60% nhu cầu giống bò và 50% nhu cầu giống gia cầm cho sản xuất trên địa bàn tỉnh; (2) Sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi, khai thác hiệu quả nguồn phụ phẩm công - nông nghiệp - thủy sản; sử dụng chế phẩm sinh học, thảo dược, hợp chất thiên nhiên an toàn và thân thiện môi trường. (3) Chuyển giao công nghệ, trang thiết bị chuồng trại đáp ứng 50% nhu cầu đảm bảo an toàn dịch bệnh hướng tới chăn nuôi bền vững, các cơ sở chăn nuôi đầu tư chuồng trại, trang thiết bị, hệ thống xử thu gom xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường hướng tới chăn nuôi bền vững.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công tác thông tin tuyên truyền

- Tuyên truyền, phổ biến nội dung các Quyết định: số 1741/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030; số 1625/QĐ-TTg ngày 15/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030; số 587/QĐ-TTg ngày 03/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đến năm 2030; số 1742/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án ưu tiên đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 đến các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức các tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chủ động chấp hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật và các quy định liên quan lĩnh vực chăn nuôi và thú y.

2. Thu hút đầu tư, phát triển sản xuất thức ăn gia súc, chế biến các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi; sản xuất giống vật nuôi, công nghệ chuồng trại chăn nuôi

- Căn cứ Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tổ chức quy hoạch sử dụng đất dành cho sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi; sản xuất giống vật nuôi trước mắt phục vụ nhu cầu sản xuất chăn nuôi của tỉnh, lâu dài phục vụ nhu cầu giống vật nuôi cho các tỉnh lân cận; ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống vật nuôi; ưu tiên bố trí nguồn kinh phí thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất tập trung.

- Thúc đẩy xúc tiến đầu tư, các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất thức ăn chăn nuôi; chế biến phụ phẩm công - nông nghiệp và thủy sản làm thức ăn mới cho gia súc, gia cầm; sản xuất giống vật nuôi; ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống vật nuôi; phát triển công nghiệp phụ trợ chế tạo, sản xuất trang thiết bị chuồng trại hiện đại, đồng bộ và hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 và Nghị định số 106/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2024 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi; Nghị quyết số 07/2024/NQ-HĐND ngày 24 tháng 7 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt nội dung và quy định mức chi ngân sách địa phương đảm bảo hoặc hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện các dự án sản xuất giống chủ lực quốc gia và giống khác phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2030.

3. Tăng cường Ứng dụng khoa học vào sản xuất, quản lý giống vật nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm chất lượng, hiệu quả cao và thân thiện môi trường

- Ưu tiên, khuyến khích nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sinh học vào lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; sử dụng thức ăn chăn nuôi, thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thay thế kháng sinh trong chăn nuôi.

- Các cơ sở sản xuất giống vật nuôi, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi sử dụng phần mềm quản lý dữ liệu giống quốc gia và cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp của tỉnh.

4. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ quan quản lý, cơ sở sản xuất giống vật nuôi

[...]