Kế hoạch 8614/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 8614/KH-UBND
Ngày ban hành 09/10/2024
Ngày có hiệu lực 09/10/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Nguyễn Ngọc Phúc
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8614/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 09 tháng 10 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHUỒNG TRẠI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045;

Căn cứ Quyết định số 587/QĐ-TTg ngày 03/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 181/TTr-SNN ngày 02/10/2024; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Phát triển chuồng trại chăn nuôi có trang thiết bị, công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường; nâng cao năng lực quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi theo hướng kinh tế tuần hoàn.

2. Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu 90% cơ sở chăn nuôi quy mô lớn và 60% cơ sở chăn nuôi quy mô vừa áp dụng công nghệ chuồng trại khép kín, có hệ thống thu gom, xử lý chất thải hiện đại, đảm bảo kỹ thuật và vệ sinh môi trường theo quy định.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật:

a) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Chăn nuôi; Luật Bảo vệ môi trường; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xử lý chất thải trong chăn nuôi; các chủ trương, cơ chế, chính sách liên quan lĩnh vực chuồng trại, xử lý chất thải chăn nuôi của Trung ương, của tỉnh, của ngành đến các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động chăn nuôi.

b) Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện quy trình vệ sinh, tiêu độc khử trùng định kỳ nhằm phát sinh dịch bệnh trên đàn vật nuôi và bảo vệ môi trường.

2. Đổi mới công nghệ về quy trình chăn nuôi và chuồng trại chăn nuôi theo hướng tự động hóa:

a) Ứng dụng, phát triển mô hình chăn nuôi tuần hoàn theo quy trình chăn nuôi 4F (Feed - Farm - Food - Fertilizer: Thức ăn - Trang trại - Thực phẩm - Phân bón hữu cơ) để phát triển bền vững, kéo dài chuỗi giá trị chăn nuôi và giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường.

b) Đẩy mạnh cách mạng công nghiệp 4.0: Tích hợp công nghệ thông tin và tự động hóa trong chăn nuôi từ các khâu quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh.

c) Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch trong việc xử lý chất thải chăn nuôi và quản lý chất thải chăn nuôi theo hướng phòng ngừa chủ động.

d) Đổi mới hệ thống chuồng trại đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh trong hoạt động chăn nuôi.

3. Khuyến khích áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch trong xử lý chất thải:

a) Phát triển công nghệ chuồng trại, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi, áp dụng triệt để các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, hiệu quả vào xử lý môi trường; khuyến khích xử lý chất thải theo quy định, đúng quy trình; hướng dẫn xây dựng bể ủ và ủ phân bằng men vi sinh, xử lý chất thải chăn nuôi bằng xây dựng hầm biogas, bằng máy ép tách phân hoặc sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, để sử dụng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.

b) Phát triển các mô hình áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP, GlobalGAFEP); phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại tập trung quy mô lớn, hiện đại tạo ra các sản phẩm năng suất, chất lượng và nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp chăn nuôi trang trại quy mô lớn đã đạt chứng nhận VietGAHP tiếp tục nâng cấp, mở rộng áp dụng các tiêu chí thực hành chăn nuôi đạt chuẩn GlobalGAHP.

4. Phát triển chăn nuôi tuần hoàn, nâng cao hiệu quả kinh tế sinh thái chăn nuôi:

a) Xây dựng và phát triển các cơ sở chăn nuôi hữu cơ, tuần hoàn gắn với vùng đồng cỏ, vùng trồng trọt sản xuất thức ăn thô xanh hữu cơ. Thí điểm các mô hình chăn nuôi hữu cơ gắn với chuỗi giá trị cho một số sản phẩm chủ lực, đặc sản có lợi thế của các địa phương và mô hình ứng dụng chuyển giao công nghệ sản xuất chăn nuôi hữu cơ, chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

b) Tích hợp chăn nuôi với sản xuất cây trồng, tạo vòng tuần hoàn trao đổi dinh dưỡng, cải thiện hiệu quả hệ thống nông nghiệp.

c) Ứng dụng công nghệ vào xử lý chất thải chăn nuôi và tái sử dụng chất thải phục vụ ngành trồng trọt giúp phát triển chăn nuôi bền vững, góp phần giải quyết việc làm cho người chăn nuôi.

d) Ứng dụng công nghệ vào xử lý chất thải chăn nuôi giúp hạn chế ô nhiễm môi trường, và hạn chế việc phát sinh, lây lan dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

VI. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

1. Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

2. Lồng ghép nguồn vốn trong các chương trình, đề án, kế hoạch thuộc ngành nông nghiệp và các dự án khác.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ