Kế hoạch 567/KH-UBND năm 2022 thực hiện Kết luận 14-KL/TU về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU về nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc miền núi đến năm 2025 do tỉnh Ninh Thuận ban hành

Số hiệu 567/KH-UBND
Ngày ban hành 14/02/2022
Ngày có hiệu lực 14/02/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Nguyễn Long Biên
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 567/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 14 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 14-KL/TU NGÀY 31/12/2021 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ TIẾP TỤC THỰC NGHỊ QUYẾT SỐ 12-NQ/TU NGÀY 16/11/2016 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÓA XIII VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC DÂN VẬN VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MIỀN NÚI ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Kết luận số 14-KL/TU ngày 31/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 16/11/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII, về nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc miền núi đến năm 2025.

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nội dung Kết luận số 14- KL/TU ngày 31/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 16/11/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII, về nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc miền núi để nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang về công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc miền núi.

2. Các Sở, ban ngành và địa phương vùng đồng bào dân tộc miền núi xác định công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc miền núi là vấn đề chiến lược; phải thực hiện thường xuyên, lâu dài và kiên trì của các cơ quan, đơn vị, của cán bộ, đảng viên công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang; làm chuyển biến nhận thức, ý thức vươn lên của đồng bào, chấp hành thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, tự lực phấn đấu vươn lên phát triển toàn diện kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục vùng đồng bào dân tộc miền núi của tỉnh, cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân.

3. Kịp thời cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận, dân tộc. Rà soát, bổ sung và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng đơn vị, địa phương. Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, xóa đói, giảm nghèo, sớm thu hẹp khoảng cách so với bình quân chung của tỉnh; góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố vững chắc niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với Đảng, Nhà nước.

II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỤ THỂ ĐẾN NĂM 2025

1. 100% cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chiến sĩ lực lượng vũ trang của cơ quan, đơn vị, địa phương được học tập, quán triệt Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo.

2. 100% các Sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng và ban hành Quy chế công tác dân vận trong hoạt động cơ quan theo Quyết định số 20-QĐ/BCS ngày 12/01/2022 của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026; tiếp tục triển khai thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị theo các nội dung quy định tại Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

3. 100% cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức gặp gỡ, đối thoại để lấy ý kiến Nhân dân trước những vấn đề liên quan phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc miền núi; 100% chương trình, dự án đầu tư tại địa phương được công khai minh bạch, trong đó có ít nhất 90% người dân trong vùng dự án được biết, được bàn, được tham gia, được kiểm tra, giám sát. Đến năm 2025, giảm 50% xã, thôn đặc biệt khó khăn; thu nhập bình quân đầu người tăng 02 lần so với năm 2020; giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 03%/năm.

4. 100% cán bộ, đảng viên, công chức chuyên trách làm công tác dân vận được học tập, bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ dân vận và công tác dân tộc.

5. Có ít nhất 90% đồng bào được biết và chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến chính sách dân tộc tại địa phương.

6. Trên 90% sinh viên hệ cử tuyển ở vùng đồng bào dân tộc miền núi được bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng.

III. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc miền núi.

Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Quyết định số 23-QĐ/TW ngày 30/7/2021 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; Nghị định số 05/2011/NĐ- CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 của Chính phủ về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc và Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện công tác dân tộc; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền địa phương các cấp trong tình hình mới; Quy chế số 06-QC/TU ngày 12/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Ninh Thuận và Kế hoạch số 335/KH- UBND ngày 08/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh, về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 16/11/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) về nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc miền núi.

- Triển khai thực hiện Kết luận số 14-KL/TU ngày 31/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 16/11/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII, về nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc miền núi; vận động đồng bào dân tộc miền núi thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025; Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội; Quyết định số 1719/QĐ-TTg, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025. Đẩy mạnh phong trào thi đua và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững gắn với các phong trào thi đua yêu nước. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, đảm bảo quyền làm chủ thực sự của đồng bào.

- Gắn công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt với việc đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện về công tác dân vận, dân tộc; nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang về vị trí, vai trò của công tác dân tộc, công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc miền núi; nhằm thay đổi nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số tự lực, tự vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; nâng cao vật chất và tinh thần, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa vùng miền núi và vùng đồng bằng của tỉnh.

2. Tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong các cơ quan Nhà nước; nâng cao chất lượng hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc miền núi.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 23-QĐ/TW ngày 30/7/2021 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền địa phương các cấp trong tình hình mới; Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 21/12/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc “tiếp tục thực hiện và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và chính quyền địa phương các cấp”; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định tại pháp lệnh số 34/PL- UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội khóa XI về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

- Các cơ quan, đơn vị và địa phương xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ trong cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” gắn với việc xây dựng và thực hiện nội quy, quy chế, hương ước, quy ước.

- Tập trung giải quyết kịp thời bức xúc, kiến nghị chính đáng của Nhân dân. Tăng cường đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với Nhân dân; làm tốt công tác thanh tra nhân dân, công tác hòa giải ở cơ sở; chủ động nắm tình hình và giải quyết những công việc liên quan đến đời sống của Nhân dân. Các Sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện tốt các quy định trong công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết dứt điểm những bức xúc, nổi cộm, các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, nhất là những lĩnh vực liên quan đến đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, an ninh trật tự; hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện đông người.

- Các cơ quan, đơn vị và địa phương chủ động tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai đầy đủ các chế độ, chính sách, nhất là chính sách đảm bảo an sinh xã hội, chính sách đối với người có công, người nghèo, người khuyết tật và các chính sách phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và đời sống Nhân dân, nhất là ở các vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

3. Tiếp tục nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thế mạnh của từng địa phương; nâng cao chất lượng dạy và học hạn chế học sinh bỏ học giữa chừng và quan tâm dạy tiếng Raglai.

- Tiếp tục nghiên cứu xác định rõ điều kiện và thế mạnh của từng địa phương, phù hợp với từng vật nuôi, cây trồng cụ thể; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn trực tiếp để bà con tự lực phấn đấu vươn lên, chủ động phát triển sản xuất và quan tâm tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc miền núi để giải quyết việc làm, tăng thu nhập nhưng không để đồng bào mất đất sản xuất. Giao rừng khoán quản đến từng hộ gia đình để góp phần vào việc bảo vệ rừng có hiệu quả. Tiếp tục hỗ trợ đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm và đưa lao động ở các xã miền núi đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài.

- Nâng cao chất lượng dạy và học, hạn chế tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng, quan tâm dạy tiếng Raglai. Có chính sách đặc thù để giải quyết việc làm cho sinh viên người dân tộc miền núi tốt nghiệp ở các trường đại học, cao đẳng, nhất là các em diện cử tuyển. Quan tâm đến đội ngũ trí thức trẻ đang công tác ở các xã miền núi để các em an tâm công tác. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề cho thanh niên; khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn ưu tiên tuyển dụng lao động là con em dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, nâng cấp trạm y tế xã, trang bị đầy đủ dụng cụ y tế, thuốc men, bổ sung đội ngũ y, bác sĩ đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh tại chỗ; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kế hoạch hoá gia đình, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; giảm thiểu tình trạng tảo hôn, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; quan tâm tạo điều kiện tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống của dân tộc.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ