Kế hoạch 530/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kết luận 51-KL/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do tỉnh An Giang ban hành

Số hiệu 530/KH-UBND
Ngày ban hành 26/08/2020
Ngày có hiệu lực 26/08/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Văn Phước
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 530/KH-UBND

An Giang, ngày 26 tháng 8 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 51-KL/TW NGÀY 30 THÁNG 5 NĂM 2020 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Căn cứ Kết luận số 51-KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (sau đây gọi tắt là Kết luận số 51-KL/TW);

Thực hiện Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 51-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (sau đây gọi tắt là Quyết định số 628/QĐ-TTg);

Thực hiện Quyết định số 1696/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Kế hoạch của ngành giáo dục thực hiện Quyết định số 628/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 51-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (sau đây gọi tắt là Quyết định số 1696/QĐ-BGDĐT),

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 51-KL/TW, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Quán triệt đầy đủ các nội dung của Kết luận số 51-KL/TW, Quyết định số 628/QĐ-TTg, Quyết định số 628/QĐ-TTg thực hiện Kết luận số 51-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 29-NQ/TW), Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ ban hành chương Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 44/NQ-CP) về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Từ đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của Nghị quyết số 29-NQ/TW.

2. Yêu cầu

- Nâng cao vai trò lãnh đạo và gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 29-NQ/TW, Chương trình hành động số 05-CTr/TU ngày 29/7/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang (sau đây gọi tắt là Chương trình hành động số 05-CTr/TU), Kế hoạch số 495/KH-UBND ngày 22/9/2016 của UBND tỉnh (sau đây gọi tắt là Kế hoạch số 495/KH-UBND) thực hiện Chương trình hành động số 05-CTr/TU về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Phát huy mọi nguồn lực của xã hội nhằm phát triển sự nghiệp GDĐT của địa phương một cách bền vững; xây dựng được những giải pháp sáng tạo, phù hợp, cụ thể nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, khắc phục những tồn tại, yếu kém, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GDĐT, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của chính quyền các cấp; sự phối hợp chặt chẽ hiệu quả và đồng bộ giữa các ngành, các cấp và cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị quyết số 44/NQ-CP, Kết luận số 51-KL/TW, Quyết định số 628/QĐ-TTg và Quyết định số 1696/QĐ-BGDĐT

- Tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị quyết số 44/NQ-CP, Kết luận số 51-KL/TW, Quyết định số 628/QĐ-TTg và Quyết định số 1696/QĐ-BGDĐT trong toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, giáo viên và học sinh, sinh viên. Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp tục truyền thông những quy định mới của Luật Giáo dục năm 2019, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tuyên truyền nâng cao nhận thức, xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng cần quyết liệt, kiên trì thực hiện.

- Cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển GDĐT thành các chương trình, kế hoạch hành động, lồng ghép trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; thực hiện sơ kết, tổng kết định kỳ kết quả thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện để có bước đi thận trọng, chắc chắn, phù hợp.

- Đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng thông tin điện tử tỉnh, các trang thông tin điện tử thành phần... nhằm tạo sự đồng thuận, tin tưởng của các cấp các ngành và toàn xã hội, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, ưu tiên đầu tư nguồn lực để đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, trước hết là việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, ngành, địa phương và các tổ chức đoàn thể; định kỳ gặp gỡ, đối thoại, nắm bắt tâm tư, tình cảm, định hướng tư tưởng, giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng và chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên.

2. Đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, kiến thức pháp luật và ý thức công dân trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn ngành Giáo dục.

- Triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”.

- Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng tới mục tiêu giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện (dạy chữ, dạy người); chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, tình yêu gia đình, yêu đồng bào, yêu Tổ quốc, kiến thức pháp luật và ý thức công dân cho học sinh, sinh viên; giáo dục học sinh thái độ, ứng xử với người xung quanh, gia đình, bạn bè và bản thân; tổ chức thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng; phát huy hiệu quả các hoạt động Đoàn, Hội, Đội trong trường học.

- Quản lý chặt chẽ công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với các cơ sở giáo dục, đặc biệt đối với cơ sở có yếu tố nước ngoài. Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa học đường ngày càng tốt đẹp, gắn với tăng cường giáo dục đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 607/KH-UBND ngày 01/10/2019 của UBND tỉnh về việc phát động phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2019-2025 và Kế hoạch số 820/KH-UBND ngày 24/12/2018 của UBND tỉnh triển khai Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”. Đặc biệt, chú trọng xây dựng môi trường văn hóa học đường ngày càng tốt đẹp, gắn với tăng cường giáo dục đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên; nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh, sinh viên.

3. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; tiếp tục rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục; xây dựng xã hội học tập

- Triển khai có hiệu quả Quyết định số 2879/QĐ-UBND ngày 29/9/2017 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 05/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh định hướng đến năm 2025.

- Xây dựng phương hướng phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2021-2030 nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh An Giang nói riêng, cả nước nói chung.

[...]