Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 417/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Bạc Liêu ban hành

Số hiệu 51/KH-UBND
Ngày ban hành 27/04/2022
Ngày có hiệu lực 27/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bạc Liêu
Người ký Phạm Văn Thiều
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51/KH-UBND

Bạc Liêu, ngày 27 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 417/QĐ-TTG NGÀY 22 THÁNG 3 NĂM 2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN RAU QUẢ GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

Thực hiện Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, như sau:

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mục đích:

Tổ chức triển khai để thực hiện có hiệu quả Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030 và các văn bản có liên quan đến ngành chế biến rau quả trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

2. Yêu cầu:

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; giảm thiểu ô nhiễm sinh học, tạp chất và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Tiếp tục vận động, tuyên truyền toàn dân tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn góp phần bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng của người dân, tạo niềm tin cho người tiêu dùng thực phẩm nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm rau quả của địa phương.

- Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để các Sở, Ban, Ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch hành động, cụ thể hóa thành các văn bản và tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện để tiếp tục hiện thực hóa nhiệm vụ để phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Cụ thể hóa Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030 với tình hình thực tế tỉnh Bạc Liêu trong ngành chế biến rau quả đến năm 2030 phát triển hiệu quả, an toàn và bền vững; góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030:

- Tổn thất sau thu hoạch rau quả giảm bình quân trên 1,0%/năm;

- Trên 70% cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản rau quả tiêu thụ trong nước, xuất khẩu đạt trình độ và công nghệ sản xuất tiên tiến;

- Công suất sơ chế, chế biến rau quả đạt 5 - 10 ngàn tấn sản phẩm/năm, gấp 2 lần so với năm 2020;

- Thu hút 4 đến 5 doanh nghiệp đầu tư lớn có chiều sâu vào ngành chế biến rau quả của tỉnh Bạc Liêu.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến:

- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng, phổ biến nội dung và kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/7/2019 của Chính phủ về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững; Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 03/9/2020 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định Số 417/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030 và các văn bản có liên quan tới toàn thể nhân dân thông qua các cuộc họp, hội nghị, báo, đài,...

- Thu hút đầu tư mới các cơ sở sơ chế, chế biến rau quả có quy mô lớn và vừa; xây dựng, phát triển Ngành chế biến rau quả hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới.

- Phát triển mạnh các cơ sở chế biến có quy mô nhỏ có công suất và công nghệ tiên tiến phù hợp với ngành chế biến, bảo quản rau quả.

- Tập trung cải tạo và nâng cấp các cơ sở chế biến, bảo quản rau quả để nâng cao năng lực chế biến, trình độ công nghệ và đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu thụ.

2. Cơ chế, chính sách:

- Triển khai Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2025 và cụ thể hóa Quyết định số 32/2020/QĐ-UBND ngày 17/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định phân cấp thẩm quyền phê duyệt hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

- Tiếp tục nghiên cứu, trình ban hành các chính sách hỗ trợ giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại, vận chuyển đối với các sản phẩm rau quả thực phẩm của tỉnh.

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng các cơ sở sơ chế, đóng gói và kho mát bảo quản rau quả tươi có quy mô và trang thiết bị phù hợp với sản lượng và tính đặc thù cho các loại rau quả chủ lực nhằm giảm nhanh các tổn thất sau thu hoạch.

[...]