Kế hoạch 5008/KH-UBND năm 2019 về đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch nông sản chủ lực giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến 2025 tỉnh Bến Tre

Số hiệu 5008/KH-UBND
Ngày ban hành 09/10/2019
Ngày có hiệu lực 09/10/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Nguyễn Hữu Lập
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5008/KH-UBND

Bến Tre, ngày 09 tháng 10 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CHÍNH NGẠCH NÔNG SẢN CHỦ LỰC TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2019-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025

Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 05 tháng 8 năm 2016 của Tỉnh ủy vxây dựng và hoàn thiện chui giá trị sản phm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Kết luận 359-KL/TU ngày 08 tháng 11 năm 2018 của Tỉnh Ủy về phát triển nông nghiệp, nông dân, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến 2025,

Xuất khẩu chính ngạch là lựa chọn đúng đắn, hướng đi tích cực, tạo hiệu quả tốt cho nông sản trong bối cảnh hội nhập. Đtăng cường thị trường xuất khu, phát triển liên kết giữa người dân và doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, y ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu nông sản chính ngạch trong thời gian tới như sau:

I. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu nông sản trong thời gian qua

Diện tích dừa của Bến Tre cao nhất cả nước với 72.022 ha, (chiếm khoảng 42% tổng diện tích dừa cả nước), sản lượng đạt 321.715 tấn. Sản phẩm “dừa nước Xiêm xanh” đã được Cục Sở hữu trí tuệ quốc gia cấp giấy chứng nhận Chỉ dn địa lý, đây là một trong những cây trng chủ lực của tỉnh. Bên cạnh đó, Bến Tre còn có thế mạnh về trồng cây ăn trái với diện tích hơn 28.000 ha, sản lượng trái cây hàng năm trên 300.000 tn.

Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản toàn tnh năm 2018 đạt 36,712 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đạt 16,048 triệu USD (chiếm 48,92% kim ngạch nông sản của tỉnh). Thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu là Trung Quốc, Tây Ban Nha, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan... Thời gian gần đây, yêu cầu về kiểm dịch thực vật (KDTV) ngày càng khắt khe của thị trường các nước phát triển đặc biệt là Trung Quốc và scạnh tranh gay gắt từ sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực như Thái Lan, Phillipines, Malaysia gây khó khăn không nhỏ đến tình hình xuất khẩu nông sản của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh từng bước đã hình thành vùng sản xuất cây ăn trái tập trung, chuyên canh theo hướng hàng hóa, trình độ kỹ thuật sản xuất của nông dân ngày càng nâng cao, cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn từng bước được hoàn thiện, thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa tuy nhiên các vùng sản xuất với quy mô nhỏ, phân tán, gây khó khăn cho công tác đầu tư, tiêu thụ sản phẩm; doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến liên kết sản xuất, hoạt động của các Hợp tác xã (HTX) và tổ hợp tác còn mang tính hình thức, chưa thấy rõ lợi ích của các thành viên khi tham gia liên kết.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 20 doanh nghiệp tham gia chế biến, xuất khẩu nông sản; một số trái cây đã xuất khẩu qua Trung Quốc như: chôm chôm, nhãn,... đây là bước đệm, tạo điều kiện cho những mặt hàng trái cây khác từng bước có thể xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm chưa chuyên nghiệp, thiếu vắng các doanh nghiệp lớn tham gia vào quá trình sản xuất và xuất khẩu nông sản; hệ thống thông tin thị trường còn hạn chế, chưa có điều kiện đầy đủ, toàn diện về cung cầu ngành hàng trái cây, thiếu tính ổn định về sản lượng và giá, do đó thiếu tính bền vững trong phát triển.

II. Kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu nông sản chính ngạch giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến 2025

1. Mục đích, yêu cầu

Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế; chú trọng các mặt hàng có lợi thế xuất khẩu và các sản phẩm chủ lực của tỉnh như dừa xiêm xanh, bưởi da xanh, trái cây các loại.

Phấn đấu đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đạt 30-50 triệu USD, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 5.660 triệu USD.

Đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch các mặt hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc và mở rộng thêm một số thị trường tiềm năng khác như EU, Châu Mỹ, Nhật Bn,…

2. Các nội dung chủ yếu

Tổ chức lại sản xuất đ phù hp với yêu cầu thị trường xuất khẩu chính ngạch; tập trung củng cố, nâng chất và thành lập các Hp tác xã, tổ hợp tác.

Tập huấn, hướng dẫn người dân sản xuất cây ăn trái theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, GMP, Ogranic,... xây dựng mã vùng sản xuất; mời chuyên gia tập huấn cho các doanh nghiệp nắm và hiểu được các quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của nước xuất khẩu chính ngạch.

Thực hiện theo kế hoạch xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị các sản phẩm nông sản chủ lực tỉnh Bến Tre từ nay đến năm 2025; tổ chức hội thảo chuỗi giá trị trên cây ăn trái đặc sản khác khi thị trưng có nhu cầu.

Xây dng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hóa cho những cây trồng, trái cây đặc sản khác;

Xây dựng và khai thác sàn giao dịch thương mại điện tử với tên gọi đặc sản Bến Tre; thường xuyên cập nhật chính sách thương mại, cơ hội kết nối giao thương, xu hướng thị trường; phát hành Bản tin dự báo thị trường, Bản tin thế giới cây dừa; tổ chức cho đoàn doanh nghiệp tham gia các hội chợ trong nước.

Tổ chức tham gia hội nghị giao thương tại thị trường ngoài nước (dự kiến thị trường Hàn Quốc và Đức); giới thiệu doanh nghiệp tham gia hội chợ ngoài nước thuộc Chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia (hội chợ nông sản, thực phẩm Quốc tế).

Đồ xuất bộ nông nghiệp và phía Trung Quốc cấp mã vùng trồng cho những cây trồng khác (bưởi da xanh, sầu riêng, dừa, mít, chuối,...).

III. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch

Xuất khẩu theo chính ngạch là lựa chọn đúng đắn, hướng đi tích cực, tạo hiệu quả tốt cho nông sản trong bối cảnh hội nhập, để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh sẽ triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp như sau:

Giải pháp xây dng vùng sản xuất: Quy hoạch, rà soát quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng sản xuất cây ăn trái tập trung theo thế mạnh địa phương; tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, thâm canh, đào tạo huấn luyện, tchức sản xuất, liên kết sản xuất.

Giải pháp xây dựng mã số vùng trồng: hỗ trợ phát triển các nhãn hiệu cộng đồng đã được xác lập quyền (nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể,...) cho các trái cây đặc sản như: chôm chôm, nhãn, bưởi da xanh, dừa, sầu riêng, mít, măng cụt, chuối, từng bước khẳng định thương hiệu hàng hóa, thông qua hoạt động marketing. Trên cơ snhững sản phẩm được xuất khẩu qua đường chính ngạch như chôm chôm, nhãn,... quản lý các mã số vùng trồng đã được cấp để đảm bảo tính bền vững của việc cp mã s; giám sát hiệu quả việc tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm tại các vùng trồng đã được cấp mã số xuất khẩu. Đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phía Trung Quốc cấp mã số vùng trồng cho những trái cây đặc sản còn lại như: sầu riêng, chuối, mít, bưởi da xanh, dừa,...

Giải pháp xây dựng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyn cho cả người dân và doanh nghiệp nắm, hiểu được nhu cầu và tiêu chuẩn hiện nay của các thị trường nhập khẩu, để từ đó định hướng và tchức lại sản xuất cho phù hợp. Đồng thời, vận động nhà vườn liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển diện tích tham gia vào tổ hợp tác, hợp tác xã; kêu gọi các doanh nghiệp gắn kết với hợp tác xã, tổ hợp tác để cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra thông qua hợp đồng nhằm đảm bảo lợi ích giữa doanh nghiệp và nông dân

[...]