Kế hoạch 457/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình 79-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Số hiệu 457/KH-UBND
Ngày ban hành 10/07/2024
Ngày có hiệu lực 10/07/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Lê Trọng Yên
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 457/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 10 tháng 7 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 79-CTR/TU NGÀY 30/5/2024 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 31-CT/TW NGÀY 19/3/2024 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

Thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới (viết tắt là Chỉ thị số 31-CT/TW); Chương trình số 79- CTr/TU ngày 30/5/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Đắk Nông (viết tắt là Chương trình số 79-CTr/TU); Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Quán triệt việc thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW và Chương trình số 79-CTr/TU đến các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn tỉnh; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền nhằm phát huy ý thức trách nhiệm, tính chủ động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới; tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện tốt việc cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao động; phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đảm bảo sức khỏe, tính mạng, tài sản của người dân, người lao động và doanh nghiệp, bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.

2. Yêu cầu

- Các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong kế hoạch thực hiện để triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 31-CT/TW và Chương trình số 79-CTr/TU đảm bảo hiệu quả, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động bảo đảm chất lượng, hiệu quả, không mang tính đối phó, hình thức. Tăng cường tính chủ động phòng ngừa trong công tác an toàn, vệ sinh lao động. Đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động được triển khai đồng bộ trên tất cả các ngành nghề, lĩnh vực; trong đó cần quan tâm chỉ đạo đối với các ngành nghề, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như: Khai thác đá, khai thác khoáng sản, các công trình xây dựng, điện, cơ khí, sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Chăm lo cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm đạt các tiêu chuẩn lao động theo quy định của pháp luật; tăng cường phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chăm sóc sức khoẻ người lao động; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, cá nhân... góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Hằng năm phấn đấu giảm tai nạn lao động, nhất là tai nạn lao động nghiêm trọng, tỷ lệ tai nạn lao động chết người giảm ít nhất 4%/năm.

- Hằng năm số người lao động làm việc trong môi trường tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp tăng ít nhất 5%/năm.

- Số cơ sở phát sinh yếu tố có hại được quan trắc môi trường lao động tăng ít nhất 5%/năm.

- 100% số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, chết người, cháy nổ hằng năm được điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

- Đến năm 2030, trên 85% số người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp được khám, phát hiện và điều trị bệnh nghề nghiệp.

- Hằng năm 100% người lao động được xác nhận làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng các chính sách, chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật; 100% người lao động đã được xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng lao động.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong việc bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động

- Các cấp ủy đảng, chính quyền thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, chăm lo cải thiện môi trường điều kiện làm việc, chủ động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, phải đưa vào chương trình, kế hoạch công tác hằng năm; bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, Ban, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp trong việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; công tác điều tra, giám định và thực hiện các chính sách khắc phục hậu quả tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Phát động phong trào quần chúng xây dựng “văn hóa an toàn lao động” tại nơi làm việc và nâng cao “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”.

- Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm.

2. Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động.

- Hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục phải tập trung hướng về cơ sở; đối tượng cần ưu tiên là người sử dụng lao động, cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động tại các doanh nghiệp khai thác đá, khai thác khoáng sản, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, điện, cơ khí, dịch vụ du lịch.

- Đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức thông tin, tuyên truyền cho phù hợp với từng nhóm đối tượng lao động, quan tâm ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao. Nâng cao hiệu quả, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, người lao động trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân hằng năm.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ