Kế hoạch 138/KH-UBND năm 2024 thực hiện Kế hoạch 201-KH/TU thực hiện Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới do tỉnh Ninh Bình ban hành

Số hiệu 138/KH-UBND
Ngày ban hành 12/07/2024
Ngày có hiệu lực 12/07/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 138/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 12 tháng 7 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 201-KH/TU NGÀY 07/6/2024 CỦA TỈNH ỦY NINH BÌNH VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 31-CT/TW NGÀY 19/3/2024 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Thực hiện Kế hoạch số 201-KH/TU ngày 07/6/2024 của Tỉnh ủy Ninh Bình về thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW, ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong tình hình mới và ý kiến chỉ đạo của Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh tại Văn bản số 172-CV/BCSĐ ngày 12/6/2024. UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU

1. Mục đích

Phát huy vai trò các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh trong việc lãnh đạo, chỉ đạo về công tác ATVSLĐ trong tình hình mới. Nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động và người dân trên địa bàn tỉnh về ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ.

Cải thiện điều kiện làm việc; ngăn ngừa và giảm thiểu các nguy cơ TNLĐ và BNN; cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ, bảo đảm an toàn thân thể và tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp và của tổ chức, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh; xây dựng văn hóa an toàn lao động, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) tại nơi làm việc.

2. Yêu cầu

Việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 201-KH/TU ngày 07/6/2024 của Tỉnh ủy và Chỉ thị số 31-CT/TW phải được các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên; triển khai đồng bộ hoặc lồng ghép nội dung ATVSLĐ trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, từ đó cụ thể hóa thành kế hoạch, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Công tác bảo đảm ATVSLĐ được triển khai đồng bộ trên tất cả các ngành nghề, lĩnh vực; trong đó cần chú trọng quan tâm, chỉ đạo đối với các ngành nghề, lĩnh vực có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN như: khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng, điện, cơ khí chế tạo, các cơ sở công nghiệp nặng sử dụng nhiều máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

3. Chỉ tiêu phấn đấu

Phấn đấu giảm tần suất TNLĐ, nhất là TNLĐ nghiêm trọng. Hàng năm giảm ít nhất 4% tần suất TNLĐ chết người; số người lao động làm việc trong môi trường trực tiếp tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ cao mắc BNN được khám, phát hiện BNN tăng 5%/năm; số cơ sở phát sinh yếu tố có hại được quan trắc môi trường lao động tăng ít nhất 5%/năm.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

Để đạt được các chỉ tiêu phấn đấu nêu trên cần tổ chức thực hiện đồng bộ các nội dung sau:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của chính quyền các cấp, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp đối với công tác ATVSLĐ

Các cấp chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác ATVSLĐ đạt những kết quả cụ thể, thiết thực. Đưa nội dung ATVSLĐ vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp; lồng ghép các chương trình, dự án liên quan đến lĩnh vực y tế, lao động, môi trường. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên lâu dài, thật sự cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, quán triệt sâu sắc Kế hoạch số 201-KH/TU và Chỉ thị số 31-CT/TW đến cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh; nâng cao năng lực, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động; nâng cao chất lượng công tác phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị nhằm xây dựng và thực hiện hiệu quả chương trình phối hợp công tác, phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, công nhân viên chức, lao động gương mẫu đi đầu trong thực hiện pháp luật ATVSLĐ từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp về tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa TNLĐ và BNN, chăm sóc sức khoẻ người lao động.

2. Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm trong việc chủ động đảm bảo ATVSLĐ

Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến các quy định pháp luật có liên quan, nhất là Luật ATVSLĐ phù hợp theo từng đối tượng; đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức thông tin, tuyên truyền. Chú trọng tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm, phương pháp và kỹ năng phòng ngừa TNLĐ, BNN đến đối tượng người làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động; đối tượng doanh nghiệp, người lao động làm việc trong các ngành nghề, lĩnh vực có nguy cơ cao xảy ra TNLĐ, sự cố nghiêm trọng.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân hàng năm, trong đó chú trọng tổ chức nhiều hoạt động hướng về cơ sở, doanh nghiệp, người lao động, tạo đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động và người dân trên địa bàn tỉnh về công tác ATVSLĐ, các biện pháp đảm bảo an toàn, cải thiện môi trường lao động, điều kiện làm việc, đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Phối hợp tốt để phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng, các cơ quan báo chí trong việc vận động, tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên và nhân dân trong việc xây dựng văn hóa an toàn tại cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp.

3. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về công tác ATVSLĐ

Thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ; các chế độ, chính sách đối với người lao động, để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, khắc phục kịp thời hạn chế, bất cập trong thực tiễn, bảo đảm quyền lợi người lao động và doanh nghiệp, phù hợp với các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia, tiếp cận các tiêu chuẩn về lao động trên thế giới.

Kịp thời khắc phục hoặc kiến nghị biện pháp khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực tiễn, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, khả thi.

4. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác ATVSLĐ

Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát để bảo đảm chính sách, pháp luật được thực hiện nghiêm; thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia về ATVSLĐ.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng thiết thực, đơn giản, công khai, minh bạch, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người lao động. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, tiếp nhận và báo cáo TNLĐ, BNN. Chủ động trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm, hợp tác đào tạo, chuyên sâu về công tác ATVSLĐ.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ