Kế hoạch 45/KH-UBND năm 2016 về phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Ninh Bình

Số hiệu 45/KH-UBND
Ngày ban hành 25/05/2016
Ngày có hiệu lực 25/05/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Đinh Chung Phụng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 25 tháng 05 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020.

Giai đoạn 2011 - 2015, Chương trình phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã được triển khai thực hiện đạt được những kết quả khả quan, đến nay trên địa bàn tỉnh không có các tụ điểm mại dâm, hoạt động mại dâm có chiều hướng đi vào hoạt động nhỏ lẻ, kín đáo, tinh vi, phương thức hoạt động mại dâm phổ biến vẫn là lợi dụng các dịch vụ ăn, nghỉ, vũ trường, karaoke, cafe, massage, mạng Internet.... Theo thống kê cả tỉnh có trên 80 đối tượng nghi bán dâm, các cơ quan chức năng đã lập hồ sơ quản lý 66 đối tượng môi giới mại dâm và gái bán dâm (13 chủ chứa, môi giới mại dâm và 53 gái bán dâm), có 1.245 các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dnảy sinh tệ nạn xã hội với 1.890 nhân viên nữ làm việc. Do vậy, cần có các biện pháp, giải pháp, sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội và người dân trong phòng, chống mại dâm nhằm ngăn chặn sự gia tăng tiến tới giảm thiểu tệ nạn mại dâm; giảm tác hại của tệ nạn mại dâm đối với đời sống cộng đồng và đối với chính người hoạt động mại dâm.

Thực hiện Quyết định số 361/QĐ-TTg ngày 07/3/2016 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Lấy phòng ngừa làm trọng tâm trong công tác phòng, chống mại dâm. Chú trọng các giải pháp mang tính xã hội nhm giảm tác hại do hoạt động mại dâm gây ra đối với đời sống xã hội.

- Tăng cường xây dựng các thể chế nhằm bảo vệ quyền con người, tăng khả năng tiếp cận của các nhóm yếu thế (người bán dâm, nạn nhân bị mua bán vì mục đích mại dâm) vào hệ thống an sinh xã hội.

- Từng bước xã hội hóa, xây dựng cơ chế, chính sách huy động sự tham gia của các tổ chức cộng đồng và các thiết chế xã hội (gia đình, nhà trường....) vào công tác phòng ngừa mại dâm.

2. Mục tiêu chung

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong công tác phòng, chống mại dâm; giảm thiểu tác hại của hoạt động mại dâm đối với đời sống xã hội; bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội của người bán dâm; giảm tội phạm liên quan đến mại dâm.

3. Các mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2017 có 75% số xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã); đến năm 2020 có 100% cấp xã tổ chức được ít nhất một hình thức tuyên truyền về phòng ngừa mại dâm và được duy trì thường xuyên.

- Mở chuyên mục về phòng, chống mại dâm trên các phương tiện thông tin đại chúng cấp tỉnh, ít nhất một tháng một lần.

- Đến năm 2017 có 100% các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch lồng ghép và tổ chức, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm với các chương trình kinh tế - xã hội tại địa phương như chương trình giảm nghèo, dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình việc làm, phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống tội phạm mua bán người...

- Đến năm 2017 có 02 thành phố (Ninh Bình, Tam Điệp); đến năm 2020 có 04 huyện, thành phố triển khai thực hiện được các hoạt động can thiệp giảm tác hại về HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mại dâm.

- Đến năm 2017 xây dựng thử nghiệm 01 hình; đến năm 2020 xây dựng ít nhất 02 mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộng đồng.

- Phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm liên quan đến mại dâm.

II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức về phòng, chống mại dâm

- Tăng cường công tác truyền thông, phòng ngừa thông qua các hoạt động tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng, tập trung ở các khu vực miền núi, các địa phương khó khăn, địa phương có nhiều người di cư để hạn chế phát sinh mới số người tham gia mại dâm:

+ Xây dựng các bản tin, pano, áp phích, sách mỏng, tờ rơi về phòng, chống mại dâm, hành vi tình dục lành mạnh, an toàn tại các điểm đông người qua lại và trung tâm các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn.

+ Tập huấn nâng cao năng lực cho mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, tình nguyện viên, cộng tác viên tại địa phương để thực hiện tốt công tác tuyên truyền và hướng dẫn cộng đồng về phòng ngừa mại dâm.

+ Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền tại cộng đồng thông qua các buổi thảo luận nhóm, tư vấn hỗ trợ cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp. Các hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã hội, người có uy tín, chức sắc trong các tôn giáo, già làng, trưởng bn, trưởng dòng tộc, dòng họ nhằm hình thành mạng lưới tuyên truyền rộng khắp đến mọi nhà, mọi người trong cộng đồng dân cư, đến các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, các địa bàn trọng điểm dễ nảy sinh tệ nạn mại dâm.

- Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, truyền thông phòng ngừa, phòng, chống mại dâm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, các tiểu phẩm, ký sự, bài viết và tăng thời lượng phát sóng, đưa tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm; giảm kỳ thị, phân biệt đi xử của cộng đồng đối với người bán dâm, kết quả công tác phòng, chống mại dâm trên các mặt của các địa phương, của tỉnh trên các phương tiện truyền thông, báo chí, nhất là hệ thống cấp tỉnh.

2. Đy mạnh thực hiện các hoạt động phòng ngừa mại dâm thông qua lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội tại địa bàn cơ sở.

- Tổ chức rà soát, đánh giá về nhóm người có nguy cơ cao (thanh niên chưa có nghề nghiệp, chưa có việc làm....) và các chương trình an sinh xã hội, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương để hướng mục tiêu của các chương trình đến các nhóm đối tượng này.

- Xây dựng các hoạt động lồng ghép cho nhóm phụ nữ có nhu cu tìm kiếm việc làm trong các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình việc làm, hỗ trợ vay vốn, chương trình giảm nghèo... nhằm cung cấp cho họ các cơ hội lựa chọn công việc phù hợp, có việc làm và có thu nhập n định.

[...]