Quyết định 2179/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 2179/QĐ-UBND
Ngày ban hành 27/06/2016
Ngày có hiệu lực 27/06/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Nguyễn Tuấn Thanh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2179/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 27 tháng 6 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bình đẳng giới ngày 29/11/2006;

Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29/6/2006;

Căn cứ Luật Phòng, chống mua bán người ngày 29/3/2011;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012;

Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm ngày 14/3/2003;

Căn cứ Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm;

Căn cứ Quyết định số 361/QĐ-TTg ngày 07/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, công việc có liên quan như đã nêu trong Kế hoạch kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Tài chính; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn Thanh

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2179/QĐ-UBND ngày 27/6/2016 của UBND tỉnh)

Thực hiện Quyết định số 361/QĐ-TTg ngày 07/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau:

I. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TỆ NẠN MẠI DÂM

1. Tình hình chung

Mại dâm là một vấn đề xã hội khó giải quyết không chỉ Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới. Tệ nạn mại dâmcác tội phạm liên quan đến mại dâm như chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm người chưa thành niên, đặc biệt là hành vi mua bán người vì mục đích mại dâm gây ra nhiều vấn đề phức tạp cho xã hội, sức khỏe cộng đồng, gây bức xúc dư luận.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, mại dâm là hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên, xét về mặt xã hội, người bán dâm là nhóm người dễ bị tổn thương (bị ngược đãi, bạo lực, bị chà đạp nhân phẩm, bị bóc lột, lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bị phân biệt đối xử, không tiếp cận được các dịch vụ y tế, xã hội).

Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011 - 2015 đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, bất cập. Tệ nạn mại dâm vẫn còn diễn biến phức tạp; thiếu các chính sách và các chương trình can thiệp tích cực, phù hợp, đặc biệt là vấn đề giảm hại, phòng, chống bạo lực và hỗ trợ thay đi công việc đối với người bán dâm. Mặt khác, công tác phòng, chống mại dâm là hoạt động đòi hỏi phải có sự phối hợp liên ngành, có sự phân công rõ chức năng, nhiệm vụ của các sở, ngành, địa phương, trong đó phân đnh rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phi hợp và trách nhiệm của chính quyền các cấp. Cần có cơ chế điều phối, thúc đy sự phối hợp huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, tổ chức xã hội và người dân tham gia phòng, chống tệ nạn mại dâm.

Do vậy, cần thiết phải có các biện pháp, giải pháp nhằm ngăn chặn sự gia tăng tiến tới giảm thiu tệ nạn mại dâm; giảm tác hại của tệ nạn mại dâm đi với đời sống cộng đồng và đối với chính người hoạt động mại dâm; hỗ trợ người hoạt động mại dâm hòa nhập cộng đồng cần phải có các giải pháp đảm bảo các quyền cơ bản, tạo điều kiện cho họ tiếp cận thông tin, nâng cao kiến thức, kỹ năng để họ được tiếp cận các dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản, cũng như các dịch vụ xã hội cơ bản khác, đặc biệt tạo cơ hội để tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống hòa nhập xã hội.

[...]