ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4325/KH-UBND
|
Ninh
Thuận, ngày 24 tháng 10 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
BẢO ĐẢM AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TẠI CHỢ GIAI ĐOẠN 2016-2020
An toàn vệ sinh thực phẩm (viết tắt
là ATVSTP) hiện nay là vấn đề lớn, nổi cộm được toàn xã hội
đặc biệt quan tâm, trong đó vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ cũng đang
là mối lo ngại của người dân. Tính đến tháng 8 năm 2016, trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận có tổng số 101 chợ (01 chợ hạng 1, 08 chợ hạng 2 và 92 chợ hạng 3) phân bố
như sau: Khu vực thành phố Phan Rang - Tháp Chàm có 18 chợ, huyện Ninh Hải có
19 chợ, huyện Thuận Bắc có 07 chợ, huyện Ninh Phước có 32 chợ, huyện Thuận Nam
có 12 chợ, huyện Ninh Sơn có 10 chợ và huyện Bác Ái có 03 chợ. Qua đánh giá
chung, công tác quản lý, kinh doanh tại chợ đang từng bước ổn định hơn; tuy
nhiên, vấn đề vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm tại nhiều chợ
chưa thật sự đảm bảo. Phần lớn chợ chưa có nhà vệ sinh công cộng (khoảng 60%),
việc thu gom và xử lý rác thải tại một số chợ chưa thực hiện thường xuyên, nhiều
chợ chưa đầu tư hệ thống thoát nước đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chỉ có một số
ít chợ (khoảng 5%) có hệ thống thông gió. Việc bố trí, sắp xếp hàng hóa tại chợ,
có nơi chưa phù hợp; tình trạng bày bán các mặt hàng thực phẩm ngay dưới nền chợ,
không có giá/kệ kê cao khỏi mặt đất đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định
còn khá phổ biến; nhiều tiểu thương chưa ý thức tự giác về bảo vệ môi trường và
bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình kinh doanh. Thời gian qua,
công tác quản lý, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại chợ được quan tâm hơn,
tuy nhiên nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, tình hình vi phạm về
an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp.
Nhằm tăng cường công tác bảo đảm an
toàn vệ sinh thực phẩm tại chợ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch cụ thể
như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
- Ngăn chặn tình trạng mất an toàn vệ
sinh thực phẩm tại các chợ; ngăn chặn việc lưu thông, kinh doanh thực phẩm vi
phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng hệ thống chợ từng bước đạt
tiêu chí trật tự, vệ sinh, văn minh thương mại;
- Xác định việc bảo đảm an toàn vệ
sinh thực phẩm tại chợ là nhiệm vụ cấp thiết cần tập trung chỉ đạo, điều hành
và ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện;
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, đồng
bộ giữa các cấp, các ngành và địa phương; nâng cao trách nhiệm của chính quyền
cơ sở; nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực quản lý của các tổ chức, cá
nhân quản lý chợ và thương nhân kinh doanh tại chợ trong việc bảo đảm an toàn vệ
sinh thực phẩm.
2. Mục tiêu cụ thể:
- 100% chợ có Ban/Tổ quản lý và được
bố trí, sắp xếp đảm bảo các yêu cầu về trật tự, vệ sinh, văn minh thương mại;
100% hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ (hộ kinh doanh cố định) ký cam kết bảo đảm
an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Xử lý, giải quyết dứt điểm việc
kinh doanh thực phẩm có sử dụng các chất phẩm màu độc hại, kháng sinh, thuốc bảo
vệ thực vật ngoài danh mục;
- Từng bước đưa vào tiêu thụ tại chợ
các sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn;
- Đầu tư xây dựng mô hình “Chợ thí điểm
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm” và nhân rộng thêm từ 01 đến 02 chợ; đầu tư cứng
hóa nền chợ tại khu vực kinh doanh thực phẩm;
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
các cá nhân làm công tác quản lý chợ và các hộ tiểu thương kinh doanh thực phẩm
tại chợ.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Tập trung triển khai nhóm giải pháp
cấp bách
a) Tăng cường công tác quản lý chợ,
triển khai thực hiện tốt Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của
Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23
tháng 12 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP
ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ:
- Rà soát lại công tác quản lý chợ
trên địa bàn; hoàn thiện các Ban Quản lý chợ, thành lập Ban hoặc Tổ quản lý chợ
đối với các chợ chưa có đơn vị quản lý; phân công cụ thể trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân quản lý chợ;
- Xây dựng và phê duyệt Phương án bố
trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ; tổ chức bố
trí, sắp xếp các khu vực kinh doanh ngoài việc phù hợp với nhu cầu của thương
nhân kinh doanh tại chợ, phải đảm bảo các yêu cầu về trật tự, mỹ quan và vệ
sinh; trong đó, đặc biệt chú trọng công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
theo quy định.
b) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến
quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Tuyên truyền, vận động các hộ tiểu
thương tại chợ kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn, ký cam kết bảo đảm an toàn
vệ sinh thực phẩm; nâng cao ý thức tự giác trong việc sắp xếp, trưng bày hàng
hóa, vệ sinh khu vực bán hàng đảm bảo luôn sạch sẽ, thoáng mát;
- Tuyên truyền việc lựa chọn, bảo quản,
chế biến, sử dụng thực phẩm an toàn; treo băng rôn, bảng hiệu tại các chợ tuyên
truyền 10 nguyên tắc vàng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về an toàn thực phẩm;
- Các cơ quan báo, đài của tỉnh tăng
cường thông tin, chuyên mục, chương trình về an toàn thực phẩm; thông tin khách
quan, trung thực, kịp thời các điển hình sản xuất, chế biến, lưu thông thực phẩm
an toàn và các vụ việc vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm.
c) Giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử
lý vi phạm về ATVSTP tại chợ:
- Xác định công tác giám sát, thanh tra,
kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm tại chợ là
công việc thực hiện thường xuyên, liên tục. Các đơn vị trực tiếp quản lý chợ
(Ban quản lý, Tổ quản lý, doanh nghiệp quản lý chợ) có trách nhiệm giám sát
hàng ngày hàng hóa đưa vào kinh doanh tại chợ để kịp thời thông tin, phối hợp với
cơ quan chức năng và chính quyền địa phương xử lý các hành vi vi phạm theo quy
định;
- Tăng cường kiểm tra điều kiện đảm bảo
an toàn thực phẩm chợ; phối hợp, tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm
soát nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm việc nhập lậu, lưu thông, kinh doanh thực phẩm
không đảm bảo an toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ; xử lý theo thẩm quyền hoặc
kiến nghị xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và các tập thể, cá nhân vi phạm, thiếu
trách nhiệm trong công tác quản lý an toàn thực phẩm;
- Các ngành chức năng, chính quyền địa
phương và các đơn vị quản lý chợ phải thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận phản
ánh của người dân về vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm; xử lý nghiêm, kịp thời
các vi phạm theo thẩm quyền.
d) Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về an
toàn vệ sinh thực phẩm:
- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng
cho cán bộ, công chức, lực lượng quản lý Nhà nước và các cá nhân làm công tác
quản lý chợ kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm; các kỹ năng trong tuyên
truyền, phổ biến kiến thức, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp
luật về an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Tập huấn, bồi dưỡng cho các hộ tiểu
thương kinh doanh thực phẩm tại các chợ kiến thức cần thiết về an toàn vệ sinh thực
phẩm; thông tin, minh họa bằng hình ảnh tác hại của việc kinh doanh thực phẩm bẩn,
thực phẩm không an toàn.
2. Triển khai nhóm giải pháp lâu dài
a) Đầu tư cơ sở hạ tầng chợ:
- Đầu tư mô hình “Chợ thí điểm đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm” theo yêu cầu của Bộ Công Thương tại Công văn số
2420/BCT-TTTN ngày 22 tháng 3 năm 2013 về việc xây dựng mô hình chợ thí điểm bảo
đảm VSATTP và Công văn số 6359/BCT-TTTN ngày 09 tháng 7 năm 2014 về xây dựng mô
hình chợ bảo đảm VSATTP nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng trong cung ứng, tiêu
thụ sản phẩm đảm bảo an toàn; làm cơ sở để triển khai, nhân rộng trên toàn tỉnh;
từng bước xây dựng mạng lưới chợ đảm bảo trật tự, vệ sinh, văn minh thương mại;
- Đầu tư cứng hóa nền chợ, trước mắt
tập trung khu vực kinh doanh thực phẩm; hệ thống cấp, thoát nước; khu vực thu
gom, xử lý nước thải, chất thải đảm bảo hợp lý, đúng quy định;
- Chính quyền địa phương chỉ đạo, phối
hợp với các đơn vị quản lý chợ hỗ trợ, khuyến khích, vận động các hộ tiểu
thương kinh doanh thực phẩm tại chợ tự trang bị các dụng cụ kinh doanh đảm bảo
yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, thực phẩm được bày bán phải cách mặt đất
đảm bảo khoảng cách theo quy định; có chính sách khuyến khích, khen thưởng kịp
thời các hộ tiểu thương thực hiện tốt, điển hình trong công tác đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm trong quá trình kinh doanh;
- Các địa phương cần đầu tư trang thiết
bị đo kiểm di động hoặc cố định tại một số điểm để giúp người dân kiểm tra, nhận
biết thực phẩm an toàn và thực phẩm không an toàn;
- Thu hút, khuyến khích các thành phần
kinh tế tham gia đầu tư các dự án chợ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
b) Hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp
luật:
- Tiếp tục triển khai thực hiện
nghiêm túc, đầy đủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm của Trung ương và
địa phương; rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định
chưa phù hợp;
- Trên cơ sở các quy định của Trung
ương, ban hành các văn bản chỉ đạo, các cơ chế chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ sản
xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn tại địa phương.
c) Hỗ trợ sản xuất, kinh doanh thực
phẩm an toàn:
- Chuyển giao, hướng dẫn áp dụng và
nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng tiên tiến như VietGap, GMP, HACCP,..
- Hỗ trợ liên kết tiêu thụ các sản phẩm
sản xuất theo quy trình, tiêu chuẩn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch được
bố trí, lồng ghép từ các nguồn kinh phí như sau:
1. Kinh phí Chương trình mục tiêu;
2. Ngân sách địa phương;
3. Kinh phí từ thu phạt vi phạm hành
chính về an toàn thực phẩm;
4. Kinh phí huy động xã hội hóa từ
các doanh nghiệp tham gia đầu tư, kinh doanh và quản lý chợ; các hộ tiểu thương
kinh doanh tại chợ;
5. Kinh phí từ các nguồn hỗ trợ khác.
Riêng dự án đầu tư “Chợ thí điểm đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”: Ngân sách Trung ương hỗ trợ và ngân sách địa
phương bố trí thực hiện trong năm 2017.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với
các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị
liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tại
chợ giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.
2. Các Sở, ban, ngành và các cơ quan,
đơn vị liên quan căn cứ chức năng và nhiệm vụ được phân công tại phụ lục 1 ban
hành kèm theo Kế hoạch này tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu
quả.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai Kế hoạch trên
địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
Trong quá trình triển khai thực hiện,
trường hợp có khó khăn, vướng mắc hoặc có đề xuất sửa đổi, bổ sung Kế hoạch, đề
nghị các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố kịp thời báo
cáo, phản ánh về Sở Công Thương tổng hợp, tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, chỉ đạo.
V. BÁO CÁO, SƠ KẾT,
TỔNG KẾT
1. Báo cáo: Định kỳ hàng quý (trước
ngày 20 của tháng cuối quý), các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả
thực hiện (thông qua Sở Công Thương tổng hợp), trong đó nêu rõ các nhiệm vụ đã
triển khai, hoàn thành; các khó khăn, vướng mắc và những kiến nghị, đề xuất để
công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tại chợ đạt hiệu quả.
2. Sơ kết, tổng kết: Giao Sở Công
Thương chủ trì tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả triển khai Kế hoạch,
thống nhất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện;
tổng hợp, tham mưu các giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ
trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: CT, Y tế, NNPTNT;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: Lãnh đạo, KGVX;
- Lưu: VT, KT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Văn Hậu
|
PHỤ LỤC 1
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM
AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TẠI CHỢ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 4325/KH-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2016 của UBND
tỉnh Ninh Thuận)
TT
|
Nhiệm
vụ
|
Đơn
vị chủ trì
|
Đơn
vị phối hợp
|
Thời
gian thực hiện
|
I
|
Tăng cường công tác quản lý chợ
|
|
|
|
1
|
Rà soát, kiện toàn Ban, Tổ quản lý chợ; phân công cụ thể trách nhiệm của các
tổ chức, cá nhân quản lý chợ
|
UBND
các huyện, thành phố
|
Sở
Công Thương
|
Quý
IV/2016
|
2
|
Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt Phương
án và tổ chức bố trí, sắp xếp các khu vực kinh doanh đảm
bảo các yêu cầu về trật tự, mỹ quan và vệ sinh, trong đó đặc biệt chú trọng
công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định.
|
UBND
các huyện, thành phố
|
Sở
Công Thương; các đơn vị quản lý chợ (Ban quản lý, Tổ quản
lý, doanh nghiệp quản lý chợ)
|
Quý I/2017
|
II
|
Tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm
|
|
|
|
1
|
Vận động các hộ tiểu thương tại chợ ký cam kết bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; sắp xếp,
trưng bày hàng hóa, vệ sinh khu vực bán hàng đảm bảo luôn sạch sẽ, thoáng mát
|
UBND
các huyện, thành phố
|
Sở
Công Thương; các đơn vị quản lý chợ
|
Quý I/2017
|
2
|
Treo băng rôn, bảng hiệu tại các chợ
tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về an toàn thực
phẩm, ưu tiên triển khai trước tại các chợ hạng 1, chợ hạng 2 và chợ trung
tâm xã.
|
UBND
các huyện, thành phố
|
Các
Sở: Y tế, Công Thương; các đơn vị quản lý chợ
|
Năm
2017, 2018
|
3
|
Tăng cường thông tin, chuyên mục,
chương trình về an toàn thực phẩm; thông tin khách quan, trung thực, kịp thời
các điển hình sản xuất, chế biến, lưu thông thực phẩm an toàn và các vụ việc vi phạm an toàn vệ sinh
thực phẩm
|
Sở
Công Thương
|
Các
Sở: Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện,
thành phố; Đài PTTH tỉnh, Báo Ninh Thuận
|
Thường
xuyên
|
III
|
Giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử
lý vi phạm về ATVSTP tại chợ
|
|
|
|
1
|
Chỉ đạo việc giám sát hàng hóa đưa
vào kinh doanh tại chợ
|
UBND
các huyện, thành phố
|
Các
đơn vị quản lý chợ
|
Hàng
ngày
|
2
|
Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm
tra, xử lý vi phạm về ATVSTP tại chợ
|
Sở
Công Thương; UBND các huyện, thành phố
|
Các Sở:
Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Định
kỳ theo Kế hoạch và đột xuất
|
3
|
Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường
phối hợp, tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn, xử
lý nghiêm việc nhập lậu, lưu thông, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an
toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý nghiêm các hành vi
vi phạm và các tập thể, cá nhân vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác quản
lý an toàn thực phẩm
|
Sở
Công Thương
|
Các Sở:
Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố;
|
Định
kỳ theo Kế hoạch và đột xuất
|
4
|
Thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận
phản ánh của người dân về vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tại chợ
|
Sở Công
Thương UBND các huyện, thành phố
|
Đài
PTTH Ninh Thuận, Báo Ninh Thuận
|
Quý
IV/2016
|
IV
|
Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về
an toàn vệ sinh thực phẩm
|
|
|
|
1
|
Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho
cán bộ, công chức, lực lượng quản lý Nhà nước và các cá nhân làm công tác quản
lý chợ
|
Sở
Công Thương
|
Các
Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các
huyện, thành phố
|
Hàng
năm
|
2
|
Tập huấn, bồi dưỡng cho các hộ tiểu
thương kinh doanh thực phẩm tại các chợ
|
Sở
Công Thương; UBND các huyện, thành phố
|
các
Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các
huyện, thành phố
|
Hàng
năm
|
V
|
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
chợ
|
|
|
|
1
|
Đầu tư mô hình “Chợ thí điểm đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm”
|
Sở
Công Thương
|
Các
Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các
huyện, thành phố
|
Trong
năm 2017
|
2
|
Đầu tư cứng hóa nền chợ, trước mắt tập
trung khu vực kinh doanh thực phẩm; hệ thống cấp, thoát nước; khu vực thu
gom, xử lý nước thải, chất thải đảm bảo hợp lý, đúng quy
định
|
UBND
các huyện, thành phố
|
Sở
Công Thương
|
Trong
năm 2017, 2018
|
3
|
Vận động các hộ tiểu thương kinh doanh
thực phẩm tại chợ tự trang bị các dụng cụ kinh doanh đảm bảo yêu cầu về an
toàn vệ sinh thực phẩm, thực phẩm được bày bán phải cách mặt đất đảm bảo khoảng
cách theo quy định
|
UBND
các huyện, thành phố
|
Các
Sở: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Trong
năm 2016, 2017
|
4
|
Đầu tư trang thiết bị đo kiểm di động
hoặc cố định tại một số điểm để giúp người dân kiểm tra, nhận biết thực phẩm
an toàn và thực phẩm không an toàn
|
Sở
Khoa học và Công nghệ
|
Các
Sở: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn; UBND các huyện, thành phố
|
Trong
năm 2017, 2018
|
5
|
Thu hút, khuyến khích các thành phần
kinh tế tham gia đầu tư các dự án chợ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
|
Sở
Công Thương
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thành phố
|
Thường
xuyên
|
VI
|
Hoàn thiện cơ chế chính sách,
pháp luật
|
|
|
|
1
|
Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các
quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm của Trung ương và địa phương; rà soát, sửa
đổi, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định chưa phù hợp
|
Sở
Công Thương
|
Các
Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố
|
Thường
xuyên
|
2
|
Tham mưu các văn bản chỉ đạo, cơ chế
chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn tại địa
phương
|
Sở
Công Thương
|
Các
Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các
huyện, thành phố
|
Thường
xuyên
|
VII
|
Hỗ trợ sản xuất, kinh doanh thực
phẩm an toàn
|
|
|
|
1
|
Chuyển giao,
hướng dẫn áp dụng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an
toàn, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như VietGap, GMP, HACCP
|
Sở
Khoa học và Công nghệ
|
Các
Sở: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn; UBND các huyện, thành phố
|
Thường
xuyên
|
2
|
Hỗ trợ liên kết tiêu thụ các sản phẩm
sản xuất theo quy trình, tiêu chuẩn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
|
Sở
Công Thương
|
Các
Sở: Khoa học và Công nghệ, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các
huyện, thành phố
|
Thường
xuyên
|
PHỤ LỤC 2
10 NGUYÊN TẮC VÀNG CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (WHO)
VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Kế hoạch
số 4325/KH-UBND ngày
24 tháng 10 năm 2016 của UBND tỉnh Ninh Thuận)
1. Chọn thực phẩm an toàn. Chọn thực
phẩm tươi. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt
vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an
toàn.
2. Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kỹ
hoàn toàn thức ăn là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.
3. Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay
sau khi vừa nấu xong vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu
chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60°C
hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
5. Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức
ăn chín dùng lại sau 5 tiếng và nhất thiết phải được đun kỹ lại.
6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn
chín và sống với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh
do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như
dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức
ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay,
hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức
ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn
cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay
thường xuyên trước khi sử dụng lại.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn
trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính,
lồng bàn... Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải
được giặt sạch lại.
10. Sử dụng nguồn
nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh.
Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức
ăn cho trẻ nhỏ.