Kế hoạch 446/KH-UBND năm 2018 về nâng cao công tác quản lý an toàn thực phẩm tại chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn đến năm 2020

Số hiệu 446/KH-UBND
Ngày ban hành 27/08/2018
Ngày có hiệu lực 27/08/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Trần Xuân Hải
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 446/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 27 tháng 8 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CÁC CHỢ, SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

Trong thời gian qua công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm (viết tắt là ATTP) trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực; người sản xuất, kinh doanh thực phẩm từng bước đã hiểu và tuân thủ các quy định của nhà nước về ATTP; ý thức và thực hành trong việc lựa chọn, chế biến, sử dụng thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên công tác quản lý ATTP tại các chợ, siêu thị trên địa bàn vẫn còn những khó khăn, tồn tại, cụ thể như:

- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 02 siêu thị kinh doanh thực phẩm; 45 chợ các loại, trong đó: có 01 chợ hạng 1, 05 chợ hạng 2, 30 chợ hạng 3, 09 chợ tự phát hoặc chợ tạm, với khoảng 5.000 cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm có địa điểm cố định tại các chợ. Vấn đề ATTP tại các chợ trên địa bàn tỉnh chưa được kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc, xuất xứ của các loại rau, củ, quả, thủy sản, thịt an toàn,...; Dự án “Mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm” trên địa bàn tỉnh chưa được triển khai thực hiện.

- Nguồn lực phục vụ cho công tác quản lý ATTP còn hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu quản lý ATTP trong tình hình mới; thiếu kinh phí hoạt động. Tại một số địa phương chưa có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương trong công tác quản lý ATTP tại chợ; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác quản lý ATTP chưa chặt chẽ; việc thực hiện ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm cho các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm tại chợ còn bỏ ngõ.

- Việc thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP của lực lượng chức năng chưa kiên quyết, triệt để; vai trò của chính quyền địa phương đặc biệt là cấp xã, phường, thị trấn chưa được coi trọng.

I. Căn cứ xây dựng Kế hoạch

- Luật An loàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

- Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;

- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương, hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;

- Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020;

- Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 22/7/2016 của Tỉnh ủy Đắk Nông, về việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

II. Mục tiêu và chỉ tiêu giai đoạn 2019 - 2020

1. Mục tiêu chung

- Nâng cao nhận thức và tăng cường trách nhiệm, năng lực quản lý cho cán bộ, nhân viên Ban quản lý chợ và siêu thị trong việc quản lý, hướng dẫn, kiểm tra và chấp hành pháp luật về ATTP trong phạm vi chợ, siêu thị.

- Nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành các quy định của nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh ATTP của các hộ kinh doanh tại chợ, góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn tỉnh,

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm ATTP nói chung và ATTP tại chợ, siêu thị nói riêng,

- Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc sử dụng thực phẩm bảo đảm vệ sinh ATTP.

2. Các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

2.1. Nâng cao kiến thức và thực hành về ATTP cho các nhóm đối tượng trong chợ, siêu thị giai đoạn 2019- 2020

a) Năm 2019, phấn đấu đạt tỷ lệ các đối tượng có kiến thức và thực hành đúng về ATTP:

- 85% đối tượng là người quản lý, bao gồm các tổ chức quản lý chợ (Ban quản lý, hợp tác xã,.,.), lãnh đạo siêu thị.

- 50% đối tượng là các tiểu thương sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tại chợ, siêu thị.

b) Năm 2020, phấn đấu đạt tỷ lệ các đối tượng có kiến thức và thực hành đúng về ATTP:

- Tăng thêm 15% đối tượng là người quản lý (lũy kế đến năm 2020: 100%).

- Tăng thêm 30% đối tượng là các tiểu thương sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tại chợ, siêu thị (lũy kế đến năm 2020: 80%).

2.2. Cải thiện tình trạng bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm

[...]