Kế hoạch 43/KH-UBND năm 2016 về thực hiện rà soát, sắp xếp lại quy mô, hệ thống trường, lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu 43/KH-UBND
Ngày ban hành 31/05/2016
Ngày có hiệu lực 31/05/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Hải Anh
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 31 tháng 5 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN RÀ SOÁT, SẮP XẾP LẠI QUY MÔ, HỆ THỐNG TRƯỜNG, LỚP HỌC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Kế hoạch số 03-KH/TU ngày 29/12/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI về thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Công văn số 435-CV/TU ngày 19/4/2016 của Tỉnh ủy Tuyên Quang về việc rà soát, sắp xếp lại quy mô, hệ thống trường, lớp học trên địa bàn tỉnh;

Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch rà soát, sắp xếp lại quy mô, hệ thống trường, lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích:

Rà soát, sắp xếp lại quy mô, hệ thống trường, lớp học một cách hợp lý, tạo điều kiện cho con em các dân tộc trong tỉnh được học tập trong điều kiện tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời thực hiện chủ trương, yêu cầu của Đảng và Nhà nước về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

2. Yêu cầu:

2.1. Việc rà soát, sắp xếp lại quy mô, hệ thống trường, lớp học là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành Giáo dục và Đào tạo và hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; được thực hiện ở từng đơn vị xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã), đảm bảo nghiêm túc, khoa học, tiết kiệm và hiệu quả, tạo được sự đồng thuận cao của nhân dân địa phương.

2.2. Có tính phù hợp cao nhất với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, địa bàn dân cư từng xã; đảm bảo tốt nhất quyền lợi học tập của con em các dân tộc trong tỉnh.

2.3. Đảm bảo điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, đảm bảo tính ổn định và phát triển lâu dài của hệ thống về quy mô phát triển giáo dục.

2.4. Giảm số điểm trường lẻ, số lớp, số trường có quy mô nhỏ để ưu tiên tập trung nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

2.5. Triển khai thực hiện phương án sắp xếp lại theo lộ trình, bắt đầu từ năm học 2016 - 2017.

II. Nguyên tắc

1. Đúng các quy định của pháp luật; phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh.

2. Phù hợp với thực tiễn, điều kiện tự nhiên, xã hội, như: Diện tích, địa hình, khí hậu, dân số, phân bố dân cư, đặc điểm dân tộc, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế,…; phù hợp với khả năng đầu tư của ngân sách Nhà nước; có tính khả thi cao.

3. Huy động được tối đa các nguồn lực: Sự đầu tư của nhà nước, xã hội hóa để thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo.

III. Quy mô, trường, lớp

1. Số trường/1 đơn vị xã

Mỗi xã có 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở; thành lập trường liên cấp ở các trường có quy mô nhỏ và những yếu tố đặc biệt khác. Trường hợp xã cần có 02 trường mầm non hoặc 02 trường tiểu học phải báo cáo xin ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh.

Tuỳ thuộc vào diện tích, địa hình, địa lý, khí hậu; dân số, sự phân bố dân cư và các yếu tố đặc thù khác như: Tự nhiên, xã hội thì số lượng trường có thể ít hơn hoặc nhiều hơn tiêu chí trên (có thể có trường liên cấp tiểu học - trung học cơ sở; trung học cơ sở - trung học phổ thông); thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú khi có đủ các điều kiện (theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh).

2. Về quy mô lớp

Số lớp/trường; số học sinh/lớp phải được bố trí sắp xếp lại hợp lý đảm bảo theo quy định. Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất (như kích thước phòng học, năng lực giáo viên, trình độ học sinh,... ) để đưa ra quy mô cụ thể cho phù hợp.

3. Đối với điểm trường

Chỉ duy trì điểm trường ở các thôn, bản địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn, học sinh đi đến trường học không đảm bảo an toàn.

IV. Nội dung công việc

1. Rà soát, đánh giá thực trạng quy mô, mạng lưới trường, lớp học.

2. Xây dựng Đề án sắp xếp lại quy mô, hệ thống trường, lớp học, gắn với phương án bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

[...]