Kế hoạch 418/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 2561/QĐ-TTg về Đề án “Tăng cường vai trò của người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số” do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 418/KH-UBND
Ngày ban hành 20/03/2017
Ngày có hiệu lực 20/03/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Nguyễn Tiến Hoàng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 418/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 20 tháng 3 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2561/QĐ-TTG NGÀY 31/12/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ”

Căn cứ Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2561/QĐ-TTg ngày 31/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Tăng cường vai trò của người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số”.

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Phát huy tích cực vai trò người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số (sau đây gọi tắt là người có uy tín) trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan, UBND các huyện tăng cường sự phối hợp và triển khai thực hiện các chính sách đối với người có uy tín trên địa bàn.

Nâng cao nhận thức và năng lực của người có uy tín, tạo điều kiện để người có uy tín hoàn thành trách nhiệm của mình.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tổ chức bình chọn, xét công nhận người có uy tín

1.1.Tiêu chí xác định, nguyên tắc lựa chọn và trách nhiệm của người có uy tín:

- Tiêu chí xác định: Người có uy tín là người nắm vững và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương nơi cư trú và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân; bản thân và gia đình gương mẫu, có đóng góp tích cực đối với cộng đồng; am hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán, tiếng nói của dân tộc ở nơi cư trú; có cách ứng xử, giải quyết tốt mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng; là người tiêu biểu, có mối liên hệ chặt chẽ, có ảnh hưởng lớn và khả năng tập hợp đồng bào dân tộc ở những phạm vi nhất định, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo.

- Nguyên tắc lựa chọn người có uy tín: Bảo đảm đúng tiêu chí, tự nguyện, bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giữa các dân tộc.

- Trách nhiệm của người có uy tín: Bản thân và gia đình người có uy tín phải nắm vững, gương mẫu thực hiện và tích cực tuyên truyền, giải thích, vận động đồng bào các dân tộc trên địa bàn thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; chủ động nắm tình hình dư luận xã hội, đời sống, sản xuất, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc, phản ánh kịp thời về các cơ quan chức năng có liên quan; tham gia ngăn ngừa, hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự ở địa phương; tích cực hưởng ứng, ủng hộ, tham gia xây dựng nông thôn mới và các cuộc vận động, phong trào thi đua tại địa phương.

1.2. Lựa chọn, xét công nhận người có uy tín:

- Hàng năm UBND xã có đồng bào dân tộc thiểu số chỉ đạo các thôn, bản tiến hành bình chọn người có uy tín, (hoặc rà soát, bổ sung, thay thế) lập danh sách người có uy tín gửi UBND huyện xét duyệt.

- UBND huyện tổ chức xét duyệt và tổng hợp danh sách người có uy tín trên địa bàn huyện quản lý, gửi Ban Dân tộc tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt trong tháng 01 hàng năm. Để làm căn cứ thực hiện các chính sách đối với người có uy tín.

2. Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên các cấp, tạo sự thống nhất về nhận thức, đồng thuận xã hội trong công tác vận động, phát huy vai trò và thực hiện chế độ, chính sách đối với người có uy tín.

3. Thực hiện phân cấp quản lý, phân công vận động người có uy tín:

- Người có uy tín chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của cấp ủy đảng, chính quyền và giữ mối quan hệ phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cùng cấp.

- Cấp Trung ương trực tiếp quản lý và hỗ trợ cấp tỉnh vận động những người có phạm vi ảnh hưởng từ một tỉnh trở lên hoặc phạm vi ảnh hưởng hẹp hơn nhưng là địa bàn trọng điểm, xung yếu; cấp tỉnh trực tiếp quản lý, vận động những người có phạm vi ảnh hưởng từ một huyện trở lên, hoặc phạm vi ảnh hưởng hẹp hơn nhưng là địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự; những người có uy tín còn lại do cấp huyện trực tiếp quản lý, vận động hoặc giao cho cấp xã thực hiện.

- Nghiên cứu sửa đổi, thay thế hoặc ban hành mới các chế độ, chính sách đối với người có uy tín cho phù hợp, đảm bảo thống nhất về nội dung và các mức chi tương ứng đối với cùng một đối tượng thụ hưởng.

4. Đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, tăng cường cung cấp thông tin cần thiết cho người có uy tín về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương.

5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

6. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách đối với người có uy tín theo quy định.

7. Nguồn kinh phí thực hiện

- Nguồn ngân sách nhà nước: Được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm.

[...]