Kế hoạch 406/KH-UBND năm 2018 về phát triển thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi giáo dục mầm non và phổ thông giai đoạn 2017-2021 do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 406/KH-UBND
Ngày ban hành 27/03/2018
Ngày có hiệu lực 27/03/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Trần Tiến Dũng
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 406/KH-UBND

Quảng Bình, ngày27 tháng 3 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THIẾT BỊ DẠY HỌC, ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI GIÁO DỤC MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2017-2021

PHẦN I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

I. Sự cần thiết xây dựng Kế hoạch

Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI cũng đã đề ra: Thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Quan tâm chất lượng giáo dục mũi nhọn, bảo đảm chất lượng giáo dục đại trà. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hoá để thu hút nguồn lực đầu tư mạng lưới trường lớp, thiết bị dạy học. Đến năm 2020, có 40 - 45% trường mầm non, 90% trường tiểu học, 70 - 75% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

Để thực hiện thành công Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 Khoá XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI tỉnh cần phải có kế hoạch phát triển hợp lý về thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho các trường mầm non và phổ thông. Vì vậy việc đầu tư, phát triển, trang cấp thiết bị và đồ dùng, đồ chơi phục vụ dạy học đóng vai trò rất quan trọng.

II. Căn cứ pháp lý

1. Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

2. Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

3. Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW;

4. Quyết định số 1719/QĐ-BGDĐT ngày 23/5/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (giai đoạn 2016 – 2020);

5. Quyết định số 298/QĐ-UBND ngày 20/02/2012 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2020;

6. Quyết định số 1880/QĐ-UBND ngày 17/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;

7. Kế hoạch số 1484/KH-UBND ngày 25/11/2014 của UBND tỉnh về việc thực hiện Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2014-2015 và lộ trình đến năm 2020 của tỉnh Quảng Bình;

8. Chương trình hành động Số 27-CTr/TƯ ngày 29/9/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

9. Kế hoạch số 610/KH-UBND ngày 09/6/2015 của UBND tỉnh Quảng Bình thực hiện Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 29/9/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 8 (khoá XI).

PHẦN II. THỰC TRẠNG THIẾT BỊ DẠY HỌC, ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI CỦA CÁC TRƯỜNG MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2011-2016

I. Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội của địa phương

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, tỉnh Quảng Bình đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, làm căn cứ để các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế triển khai thực hiện. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng được sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương, sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp nên nền kinh tế của tỉnh Quảng Bình phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng khá, các chỉ tiêu cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, chất lượng, hiệu quả nền kinh tế từng bước được nâng lên; thu ngân sách tăng khá; cơ sở hạ tầng KT-XH được cải thiện rõ rệt; các lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân cải thiện, công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và thực hiện các chính sách xã hội đạt kết quả khá; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Giáo dục Đào tạo tiếp tục được sự quan tâm của toàn xã hội; mạng lưới trường, lớp học tiếp tục được sắp xếp mở rộng, đội ngũ giáo viên được bổ sung về số lượng, nâng cao về chất lượng. Công tác phổ cập giáo dục được duy trì và phát triển. Đến nay, toàn tỉnh đã đạt PCGDMN 5 tuổi với 158/159 xã đạt chuẩn (99,37%) và 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGDMN 5 tuổi, đã có 159/159 xã phường đạt chuẩn PCGDTH mức độ 2 trở lên (100%), 150/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD TH mức độ 3 (tỷ lệ 93,7%). Có 159/159 xã, phường, thị trấn (tỷ lệ 100%) và 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập GDTHCS.

II. Thực trạng thiết bị dạy học, dồ dùng, đồ chơi của các trường mầm non và phổ thông giai đoạn 2011-2016

1. Quy mô mạng lưới trường, lớp

Toàn tỉnh, có 588 trường mầm non và phổ thông và 02 cơ sở GDMN, chia ra: Mầm non 180 trường và cơ sở (có 02 cơ sở mầm non; có 7 trường mầm non ngoài công lập); 211 trường Tiểu học (trong đó: có 01 trường ngoài công lập, 03 Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật, 01 trường PTDT bán trú); 148 trường THCS (có 04 trường PTDN nội trú, 01 trường PTDTBT); 18 trường Tiểu học và THCS (có 5 trường PTDTBT) ; 27 trường THPT (trong đó, có 01 trường THPT Chuyên, 01 trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh, 01 trường THPT kỹ thuật); 06 trường THCS&THPT (có 01 trường tư thục).

Ngành đã tích cực quan tâm cùng với chính quyền địa phương xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Toàn tỉnh có có 309 trường đạt chuẩn Quốc gia, tỷ lệ 52,7%. Trong đó: Mầm non 64 trường (5 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2), tỷ lệ 35,7%; Tiểu học 159 trường (41 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2), tỷ lệ 75,3%; THCS 73 trường tỷ lệ 44% và THPT 13 trường tỷ lệ 39,4%. Tuy số trường đạt chuẩn Quốc gia tăng 11,5%, nhưng tỷ lệ trường chuẩn quốc gia các cấp học mầm non, THCS, THPT vẫn còn thấp, nhiều trường sụt chuẩn do quá thời hạn công nhận lại, vì vậy cần tập trung xây dựng trường chuẩn quốc gia trong năm tới, nhằm đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện học tập cho học sinh.

2. Thực trạng thiết bị trường học các cấp học

Thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi được trang bị cho các trường mầm non và phổ thông hiện nay còn thiếu nhiều, một số thiết bị đưa vào sử dụng đã lâu, đến nay đã hư hỏng, tiêu hao nhiều, nhiều thiết bị dạy học đã lạc hậu không thể tiếp tục sử dụng được; nhiều thiết bị dạy học đã quá hạn sử dụng. Đặc biệt do ảnh hưởng của các đợt thiên tai gây thiệt lớn, làm hư hỏng nhiều thiết bị dạy học và đồ dùng, đồ chơi, nhất là đồ chơi ngoài trời đối với cấp học mầm non (có Phụ lục 1 kèm theo).

2.1. Giáo dục mầm non

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ