BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1719/QĐ-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ
THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ (GIAI ĐOẠN 2016 - 2020)
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số
36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang
bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP
ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 1640/QĐ-TTg
ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án củng cố và
phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011 -2015;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ tại Công văn số 6559/VPCP- V.III ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ về việc báo cáo rà soát chính sách đặc thù hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số
và vùng đặc biệt khó khăn;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo
dục dân tộc,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tiếp tục
thực hiện Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú
giai đoạn 2016-2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21 tháng
9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ).
Điều 2. Vụ Giáo dục dân tộc chủ trì, phối hợp với các
đơn vị liên quan thường xuyên rà soát việc thực hiện kế hoạch; tổng hợp tình
hình, định kỳ báo cáo Bộ trưởng về tiến độ, kết quả thực hiện Đề án của các đơn
vị và địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài
chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các sở giáo dục
và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- PTTg. Vũ Đức Đam (để b/c);
- VPCP (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- UBND các tỉnh/TP trực thuộc TW có trường PTDTNT;
- Các sở GDĐT có trường PTDTNT (để t/h);
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ GDĐT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Nghĩa
|
KẾ HOẠCH
TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ
THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ (GIAI ĐOẠN 2016-2020)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tiếp tục thực hiện để hoàn thành
các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ
thông dân tộc nội trú (PTDTNT) ban hành kèm theo Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày
21 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ,
2. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa
trung ương và các địa phương nhằm củng cố và phát triển hệ thống trường PTDTNT
theo quy hoạch của Đề án.
3. Đảm bảo các nhiệm vụ, giải pháp của
kế hoạch được thực hiện nghiêm túc, chất lượng và hiệu quả.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP
1. Tiếp tục xây dựng bổ sung,
nâng cấp các hạng mục công trình cho các trường PTDTNT hiện có theo hướng trường
trung học đạt chuẩn quốc gia
- Tiếp tục đầu tư xây dựng bổ sung
30,5% các hạng mục công trình còn thiếu của giai đoạn 2011-2015 cho các trường
PTDTNT hiện có; đảm bảo các hạng mục công trình sau khi hoàn thành được trang bị
đủ thiết bị theo danh mục tối thiểu; khai thác, sử dụng có hiệu quả các công trình đã xây dựng và tăng cường công tác duy tu, bảo dưỡng.
- Kinh phí thực hiện: ngân sách địa
phương, lồng ghép từ các chương trình, dự án và vốn huy động hợp pháp khác.
2. Tiếp tục đầu
tư xây dựng, hoàn thiện các trường PTDTNT trong danh mục xây dựng mới của Đề án
- Tiếp tục đầu tư xây dựng mới 12 trường
trong danh mục xây dựng mới của Đề án nhưng chưa được đầu tư xây dựng trong
giai đoạn 2011-2015 và 4 trường PTDTNT được thành lập mới do chia tách địa giới
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tiếp tục hoàn thiện các hạng mục công
trình cho 25 trường đã được đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2011-2015 nhưng
chưa hoàn thiện đầy đủ các hạng mục công trình.
“Kinh phí thực hiện: ngân sách trung
ương hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu “Hỗ trợ giáo dục vùng núi, vùng dân tộc,
vùng khó khăn giai đoạn 2016- 2020”, ngân sách địa phương và vốn huy động hợp pháp khác.
3. Tiếp tục bồi
dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các
trường PTDTNT đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
- Tiếp tục thực hiện các hoạt động
sau:
+ Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ
thông mới, xây dựng nội dung và tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý,
giáo viên trường PTDTNT nhằm đáp ứng việc thực hiện chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2018.
+ Nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy và nghề nghiệp; năng lực tổ chức các hoạt động
giáo dục đặc thù cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường PTDTNT.
- Kinh phí thực hiện: từ nguồn ngân sách
chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo được giao trong kế hoạch hàng năm, theo phân cấp
quản lý hiện hành; lồng ghép các chương trình, dự án và vốn huy động hợp pháp khác.
4. Tiếp tục
tăng cường các điều kiện hỗ trợ hoạt động quản lý, giáo dục trong các trường
PTDTNT
- Tiếp tục thực hiện các hoạt động
sau:
+ Xây dựng, vận hành, bảo trì, nâng cấp
và tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống thông tin quản lý trường PTDTNT.
+ Biên tập, in và cấp phát các tài liệu
hỗ trợ công tác quản lý, giáo dục về nội dung giáo dục đặc thù trong trường PTDTNT đã được biên soạn trong giai đoạn 2011-2015 nhưng chưa được cấp
phát đến các nhà trường.
+ Tiếp tục xây dựng các tài liệu phục
vụ hoạt động giáo dục đặc thù của trường PTDTNT (giáo dục bản sắc văn hóa và
truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; giáo dục kĩ năng sống và hoạt động xã hội;
giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống;
tổ chức công tác nội trú cho học sinh...).
+ Rà soát, xây dựng chế độ làm việc
và các chính sách phù hợp đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
trường PTDTNT; bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy định về công tác tổ chức đối
với các trường PTDTNT trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Kinh phí thực hiện: từ nguồn ngân
sách chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo được giao trong kế hoạch hàng năm, theo
phân cấp quản lý hiện hành; lồng ghép các chương trình, dự án và vốn huy động hợp
pháp khác.
5. Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền về Đề án và mục tiêu, tính chất chuyên biệt của trường PTDTNT
- Tăng cường công tác tuyên truyền ở
các cấp nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa
phương và cộng đồng về việc đầu tư củng cố và nâng cao chất
lượng giáo dục của hệ thống trường PTDTNT đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục và đào tạo.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông bằng
các hình thức khác nhau, đặc biệt là ở các địa phương, nhà trường để cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên, học sinh hiểu rõ về mục tiêu,
tính chất chuyên biệt của trường PTDTNT và trách nhiệm của mỗi đối tượng trong
quá trình công tác và học tập tại trường.
- Kinh phí thực hiện: từ nguồn ngân
sách chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo được giao trong kế hoạch hàng năm, theo
phân cấp quản lý hiện hành; lồng ghép các chương trình, dự án và vốn huy động hợp
pháp khác.
6. Tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát việc tiếp tục thực hiện Đề án của các địa phương
- Kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng
việc tiếp tục thực hiện các công trình và sử dụng nguồn vốn
đầu tư hiệu quả, đúng mục tiêu của Đề án ở các địa phương.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra tình hình tổ chức và hoạt động giáo dục, việc sử dụng, phát huy công năng
và công tác duy trì, bảo dưỡng các công trình đã đầu tư của
các trường PTDTNT.
- Kinh phí thực hiện: từ nguồn ngân
sách chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo được giao trong kế hoạch hàng năm, theo
phân cấp quản lý hiện hành; lồng ghép các chương trình, dự án và vốn huy động hợp
pháp khác.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Vụ Giáo dục dân tộc: chủ trì, phối
hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể để tiếp tục triển khai
thực hiện các nhiệm vụ của Đề án tại trung ương theo từng năm và giai đoạn; tổ
chức việc kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề án của các
địa phương.
- Vụ Kế hoạch - Tài
chính: chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc tham mưu bố trí
nguồn lực; hướng dẫn các địa phương xây dựng, triển khai
thực hiện đồng thời với việc xây dựng
kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo hàng năm; tham gia kiểm tra, giám sát
việc thực hiện.
- Cục Cơ sở vật chất, Thiết bị trường
học và Đồ chơi trẻ em: chủ trì phối hợp với các đơn vị có
liên quan tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
quy định của nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý cơ sở vật chất và thiết
bị dạy học trong các trường PTDTNT.
- Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ
theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp thực hiện tốt các nhiệm
vụ, giải pháp của kế hoạch nêu trên.
2. UBND các tỉnh/TP có trường PTDTNT
- Chỉ đạo việc rà soát, quy hoạch mạng
lưới, quy mô các trường PTDTNT trên địa bàn đúng với tỷ lệ huy động theo quy định
của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với nhu cầu tạo nguồn cán bộ và nguồn nhân lực
có chất lượng cho vùng dân tộc thiểu số trong giai đoạn mới; đảm bảo đáp ứng liên thông đào tạo giữa cấp trung
học cơ sở và cấp trung học phổ thông trong hệ thống trường PTDTNT; tiếp tục
tăng cường các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ trường PTDTNT đạt
chuẩn quốc gia.
- Chỉ đạo thống nhất việc quản lí,
giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả
thực hiện Đề án.
- Theo từng nhiệm vụ của Kế hoạch, chủ
động lồng ghép, bố trí nguồn lực tài chính để thực hiện; đồng thời đẩy mạnh xã
hội hóa huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để từng bước hoàn thiện cơ sở vật
chất của các trường PTDTNT, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện.
3. Các sở giáo dục và đào tạo: chủ
trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan của địa phương tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh/thành phố xây dựng và thực hiện kế hoạch tiếp tục triển khai thực
hiện Đề án của địa phương hằng năm và giai đoạn; báo cáo kết quả về Bộ Giáo dục
và Đào tạo theo yêu cầu./.