Kế hoạch 88/KH-UBND năm 2017 phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020

Số hiệu 88/KH-UBND
Ngày ban hành 14/04/2017
Ngày có hiệu lực 14/04/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Đức Chung
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 88/KH-UBND

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 19/11/2014 của Thành ủyNội về tăng cường lãnh đạo công tác PCCC và CNCH trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới; Kế hoạch số 174-KH/TU ngày 28/9/2015 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy; Chương trình số 05-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (sau đây viết tắt là PCCC&CNCH) trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2017 - 2020 với nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mc tiêu

a) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng - chính quyền, các ngành, cơ quan, đơn vị, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác PCCC&CNCH.

b) Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công tác PCCC; dự báo, nắm chắc tình hình để chủ động phát hiện, xử lý quyết liệt, triệt để các vấn đề phức tạp, các tồn tại, thiếu sót trong công tác PCCC&CNCH, đáp ứng nhiệm vụ phát triển Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

c) Xây dựng lực lượng PCCC Thủ đô mà nòng cốt là lực lượng Cảnh sát PCCC theo hướng vững mạnh, chính quy, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại. Đến năm 2020 đảm bảo mỗi quận, huyện, thị xã có 01 đơn vị Cảnh sát PCCC phụ trách; xây dựng lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành, lực lượng dân phòng đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của tình hình mới.

2. Yêu cầu

a) Giám đốc các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn cần xác định rõ công tác PCCC&CNCH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên; việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC là một tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, hội viên, cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức và người lao động. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm nếu để tình hình cháy, nổ xảy ra phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong phạm vi lãnh đạo, quản lý của mình.

b) Công tác PCCC&CNCH phải lấy phòng ngừa là chính; huy động sức mạnh tổng hợp trong xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC&CNCH, gắn với xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc và các phong trào thi đua khác, coi trọng và thực hiện hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”.

c) Việc triển khai kế hoạch phải đồng bộ, thực hiện các biện pháp, giải pháp phải đạt hiệu quả yêu cầu nhiệm vụ đề ra, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PCCC&CNCH.

Đổi mới phương pháp tuyên truyền, quán triệt việc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về PCCC. Quán triệt và thực hiện nghiêm Luật PCCC; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC; Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư; Quyết định số 1635/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 và Công điện số 1926/CĐ-TTg ngày 02/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 19/11/2014 và Kế hoạch số 174-KH/TU ngày 28/9/2015 của Thành ủy Hà Nội và các chương trình, kế hoạch của Thành ủy, UBND Thành phố.

2. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCCC&CNCH; phát triển phong trào toàn dân PCCC&CNCH

Nghiên cứu, đổi mới một cách căn bản hình thức, nội dung và phương pháp tuyên truyền, giáo dục kiến thức PCCC&CNCH. Mục đích công tác tuyên truyền, giáo dục phải thiết thực, cụ thể làm cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân nhận thức đầy đủ ý thức trách nhiệm của mình đối với công tác PCCC; hiểu biết những kiến thức cơ bản về PCCC, nắm được những kỹ năng cần thiết để tự chữa cháy, thoát nạn, gắn với xây dựng kỹ năng, nếp sống đô thị; đồng thời gắn với trách nhiệm của các lực lượng và người dân tham gia công tác PCCC&CNCH. Đthực hiện tốt nội dung này, giao các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:

- Cảnh sát PC&CC Thành phố chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan tổ chức các buổi nói chuyện, huấn luyện nghiệp vụ về PCCC và kỹ năng thoát nạn cho các tầng lớp nhân dân, học sinh, sinh viên các trường; phát tờ rơi tuyên truyền, khuyến cáo, hướng dẫn đến từng cơ sở, hộ nhà dân, yêu cầu ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC; Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đề xuất kinh phí xây dựng các “video clip”, “phóng sự về PCCC để phát sóng trên các khung “giờ vàng” của truyền hình. Đề xuất thí điểm thành lập lực lượng PCCC tình nguyện (theo quy định tại Điều 46a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC).

- Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phối hợp Cảnh sát PC&CC Thành phố xây dựng chuyên mục “An toàn PCCC”, “Sống an toàn” để phát sóng định kỳ hàng tuần, hàng tháng; đồng thời cung cấp thông tin về cháy, nổ để phát sóng vào chương trình “Chào buổi sáng”, “Thời sự” hàng ngày.

- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Cảnh sát PC&CC Thành phố và các sở, ngành liên quan biên soạn chương trình, giáo trình, bài giảng về an toàn PCCC&CNCH, kỹ năng thoát hiểm, thoát nạn khi có sự cố, tai nạn để đưa vào chương trình giảng dạy, hoạt động chính khóa hoặc ngoại khóa trong nhà trường và các cơ sở giáo dục phù hợp với từng ngành học, cấp học, bậc học.

- Sở Tài chính cân đối, bố trí kinh phí, ngân sách phục vụ cho công tác tuyên truyền, cảnh báo PCCC&CNCH báo cáo UBND Thành phố.

- UBND các quận, huyện, thị xã trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC, vận động hướng dẫn người dân tự trang bị các thiết bị, phương tiện PCCC tại chỗ, các thiết bị phục vụ thoát nạn, thoát hiểm.

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội: đẩy mạnh việc phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC. Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC vào sinh hoạt thường xuyên, định kỳ.

3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC&CNCH của các cấp chính quyền; các ngành chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về PCCC.

- Cảnh sát PC&CC Thành phố phối hợp với Công an Thành phố thường xuyên tổ chức công tác điều tra cơ bản; Quản lý và nắm thật chắc các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC, các cơ sở không thuộc diện quản lý nhà nước về PCCC nhưng có nguy cơ cháy, nổ cao. Đối với các cơ sở không thuộc diện quản lý về PCCC nhưng có nguy cơ cháy, nổ cao, gây thiệt hại nghiêm trọng kịp thời tham mưu Thành phố và các cấp có thẩm quyền bổ sung các quy định về an toàn PCCC cho các loại hình cơ sở này; Xây dựng cơ sở dữ liệu đối với các cơ sở trọng điểm, cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao để có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, tinh gọn, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực PCCC phát triển theo đúng tinh thần Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 -2017, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, nhưng vẫn phải bảo đảm các yêu cầu về quản lý nhà nước đối với công tác PCCC;

- Kiểm tra, thanh tra, kiểm tra liên ngành việc chấp hành pháp luật về PCCC đối với các cơ sở trọng điểm về chính trị, an ninh - quốc phòng, chợ, trung tâm thương mại, nhà cao tầng, cơ sở sản xuất, kho tàng lớn tập trung nhiều hàng hóa, chất dễ cháy, nổ, các khu dân cư (đặc biệt là các khu dân cư nguy hiểm cháy, nổ cao); xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về PCCC; xác định rõ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra cháy, n; trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, tiến hành khởi tố, điều tra, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

[...]