Kế hoạch 335/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2013 – 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Số hiệu 335/KH-UBND
Ngày ban hành 03/09/2013
Ngày có hiệu lực 03/09/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Nguyễn Thiện
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 335/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 03 tháng 09 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2013 – 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2006 - 2012

I. Tình hình người khuyết tật trên địa bàn tỉnh

Theo số liệu điều Ira, số người khuyết tật trên địa bàn toàn tỉnh có 67.733 người, chiếm 5,21% dân số, (trong đó: Nguyên nhân do chiến tranh 40.707 người, chiếm 60%; do bẩm sinh và các nguyên nhân khác 27.026 người, chiếm 40%). Người khuyết tật thuộc hộ gia đình nghèo 17.013 người, chiếm 25,1%.

II. Kết quả thực hiện trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2006 - 2012

1. Công tác chỉ đạo

Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Bộ, ngành Trung ương về chính sách trợ giúp đối với người khuyết tật; UBND tỉnh đã ban hành các văn bản: Quyết định số 52/2007/QĐ-UBND ngày 28/12/2007 về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn Hà Tĩnh; Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 11/01/2008 về việc quy định chế độ trợ cấp, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 19/4/2010, Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 01/7/2011 quy định đối tượng và mức trợ cấp thường xuyên, trợ cấp đột xuất cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 39/2007/QĐ-UBND ngày 04/10/2007 ban hành quy định lập, sử dụng và quản lý Quỹ việc làm cho người tàn tật trên địa bàn Hà Tĩnh. Đồng thời chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác trợ giúp đối với người khuyết tật.

2. Kết quả thực hiện

2.1. Thực hiện chính sách trợ cấp, trợ giúp

- Toàn tỉnh có 32.574 người khuyết tật thương binh, bệnh binh, người nhiễm chất độc hóa học DIOXIN đang hưởng chính sách ưu đãi người có công; 19.237 người khuyết tật đang hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý; 5.735 người khuyết tật đang hưởng chính sách trợ cấp bảo hiểm xã hội;

- Hàng năm các tổ chức đoàn thể và các tổ chức xã hội như: Quỹ bảo trợ trẻ em, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi, Hội Nạn nhân chất độc da cam, Hội Người mù, Hội Chữ thập đỏ đã huy động, quyên góp, ủng hộ, trợ giúp cho người khuyết tật hàng ngàn suất quà nhân các ngày lễ, tết... cung cấp hàng trăm thiết bị hỗ trợ sinh hoạt như xe lăn, xe lắc, gậy, nạng, máy trợ thính,...

2.2 Công tác chăm sóc sức khỏe

- 100% số người khuyết tật đang hưởng trợ cấp ưu đãi người công, trợ cấp xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế khám chữa bệnh miễn phí;

- 100% trẻ em khuyết tật được tiêm chủng mở rộng hàng năm; hàng ngàn trẻ em khuyết tật được khám sàng lọc và chữa các bệnh như: tim, xơ hóa cơ Delta, phẫu thuật môi hở hàm ếch., .theo các chương trình của ngành Lao động - Thương binh Xã hội phối hợp với ngành Y tế;

- Hệ thống y tế các cấp luôn quan tâm đến việc điều trị, phục hồi chức năng cho người khuyết tật, đặc biệt là người khuyết tật sống tại cộng đồng;

2.3. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ ưu đãi giáo dục, đào tạo cho người khuyết tật

- Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở đạo tạo nghề, giới thiệu việc làm đã quan tâm, chỉ đạo công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho ngươi khuyết tật, đầu tư một số cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học cho người khuyết tật, Đã có hàng trăm người khuyết tật được đào tạo nghề và giải quyết việc làm, có thu nhập ổn định;

- Ngành Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ cho người khuyết tật được học văn hóa trong hệ thống giáo dục đào tạo; thực hiện các chế độ chính sách ưu đãi trang giáo dục cho người khuyết tật tham gia các chương trình học nghề, học trung học, cao đẳng, đại học,..

2.4. Về văn hóa, thể dục, thể thao: Các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí của người khuyết tật ngày càng được quan tâm, nhiều cuộc thi đấu thể thao được tổ chức để người khuyết tật được tham gia hoạt động góp phần tăng cường sức khỏe, cải thiện đời sống tinh thần, xóa bỏ mặc cảm, hòa nhập cộng đồng. Nhiều người khuyết tật của tỉnh tham gia thi đấu tại các kỳ đại hội thể dục, thể thao tổ chức trong và ngoài nước.

2.5. Tiếp cận và sử dụng các công trình công cộng: Hầu hết các công trình hạ tầng cơ sở chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận cho người khuyết tật nhất là việc tiếp cận các công trình giao thông, bệnh viện, trường học và ngay cả các cơ quan hành chính nhà nước.

2.6. Về tiếp cận dịch vụ viễn thông: Hàng năm có khoảng trên 15,000 người khuyết tật (chiếm 22%) được tiếp cận sử dụng dịch vụ thông tin, viễn thông như báo, đài phát thanh, truyền hình, điện thoại và dịch vụ Internet,...

III. Tồn tại, khó khăn

- Công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước đối với người khuyết tật chưa thường xuyên sâu rộng, nên nhận thức, trách nhiệm của một số ngành, địa phương, nhất là ở cơ sở chưa đầy đủ, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm đối với người khuyết tật, gia đình có người khuyết tật;

- Chưa có sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế và các ngành chức năng liên quan về công tác trợ giúp chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người khuyết tật;

- Thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn rủi ro xảy ra thường xuyên và hậu quả của chiến tranh để lại cho nên số người khuyết tật có chiều hướng tăng;

- Mạng lưới đào tạo nghề cho người khuyết tật chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề, tạo việc m cho người khuyết tật;

[...]