Kế hoạch 328/KH-UBND năm 2023 phát triển hệ thống Phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Số hiệu 328/KH-UBND
Ngày ban hành 31/12/2023
Ngày có hiệu lực 31/12/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Vũ Thu Hà
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 328/KH-UBND

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GIAI ĐOẠN 2023-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg, ngày 24/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống Phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Công văn số 4560/BYT-KCB ngày 20/7/2023 của Bộ Y tế về việc xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống Phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch Phát triển hệ thống Phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:

PHẦN I

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GIAI ĐOẠN 2014-2020

I. Thông tin chung

Hà Nội là Thủ đô, Thành phố trực thuộc Trung ương và là một trong hai đô thị loại đặc biệt, là trung tâm chính trị, văn hóa, giáo dục, một trong hai trung tâm kinh tế quan trọng của nước Việt Nam. Với diện tích 3.359,84 km² và dân số khoảng 8,4 triệu người. Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 01 thị xã.

- Hệ thống y tế của thành phố Hà Nội gồm:

+ 30 Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã; 579 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.

+ 41 Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội trong đó: 01 Bệnh viện Phục hồi chức năng; 04 Bệnh viện đa khoa hạng 1 có Khoa Phục hồi chức năng/khoa Vật lý trị liệu; 22 Bệnh viện đa khoa hạng 2 (trong đó, 06 Bệnh viện có khoa Vật lý trị liệu-Phục hồi chức năng và đơn nguyên phục hồi chức năng, 16 Bệnh viện ghép khoa Y học cổ truyền, Phục hồi chức năng); 01 Bệnh viện đa khoa hạng 3 có hoạt động phục hồi chức năng ghép với khoa Y học cổ truyền; 05 Bệnh viện chuyên khoa có hoạt động phục hồi chức năng nhưng hoạt động theo đặc thù chuyên ngành tim, phổi, tâm thần; 09

Bệnh viện chuyên khoa khác không có phục hồi chức năng.

+ Trên địa bàn Thành phố có các Bệnh viện trực thuộc Trung ương, Bộ, ngành và các Bệnh viện, cơ sở y tế ngoài công lập.

II. Thực trạng công tác Phục hồi chức năng và kết quả triển khai Kế hoạch Quốc gia phát triển Phục hồi chức năng giai đoạn 2014-2020

1. Thực hiện các chính sách, pháp luật và phối hợp liên ngành

- Thực hiện Quyết định số 4039/QĐ-BYT ngày 06/10/2014 của Bộ Y tế về phê duyệt Kế hoạch quốc gia về phát triển Phục hồi chức năng giai đoạn 2014-2020. Để triển khai thực hiện Luật, các chính sách, qui định pháp luật về Phục hồi chức năng (PHCN) và chăm sóc sức khỏe người khuyết tật (NKT), UBND Thành phố đã ban hành các kế hoạch thực hiện công tác phát triển PHCN giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn Thành phố:

+ Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 26/5/2016 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Đề án Tầm soát, phát hiện sớm một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2025.

+ Kế hoạch số 208/KH-UBND, ngày 15/12/2014 của UBND Thành phố về Thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và Phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020.

+ Quyết định số 3662/QĐ-UBND ngày 16/6/2017 của UBND Thành phố Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn Thành phố năm 2017-2018.

+ Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 17/4/2017 của UBND Thành phố về Thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật thành phố Hà Nội.

- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, tham mưu UBND Thành phố ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các Sở, ban, ngành và địa phương phối hợp triển khai các hoạt động của kế hoạch một cách đồng bộ hoặc lồng ghép vào các chương trình mục tiêu/dự án khác, tránh chồng chéo nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho cộng đồng. Chính vì vậy, trong thời gian qua, việc thực hiện chính sách pháp luật về PHCN và chăm sóc sức khỏe NKT đã tạo ra những chuyển biến tích cực đối với cuộc sống của đối tượng. Sự thay đổi về nhận thức xã hội giúp cho NKT tự tin hơn, hòa nhập vào đời sống xã hội ngày càng thuận lợi. Với vai trò chủ đạo của Nhà nước, hoạt động trợ giúp NKT đã thu hút sự quan tâm, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, từng bước giảm dần những rào cản, cải thiện việc đáp ứng các nhu cầu, quyền lợi của NKT, tạo động lực để họ phát huy năng lực, vươn lên hòa nhập với xã hội.

- Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách, pháp luật về PHCN và chăm sóc sức khỏe NKT vẫn còn những khó khăn, hạn chế như: Đời sống của một bộ phận không nhỏ NKT còn nhiều khó khăn, NKT thuộc hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao. Còn một số NKT chưa được tiếp cận hoặc tiếp cận chưa đầy đủ các chính sách ưu đãi của Nhà nước về y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm… Một bộ phận cán bộ và người dân nhận thức chưa đầy đủ về PHCN và chăm sóc sức khỏe NKT, coi nhiệm vụ này thuộc trách nhiệm của ngành Y tế và Lao động-Thương binh và Xã hội và trợ giúp NKT chỉ là hoạt động từ thiện. Thêm vào đó, ở một số nơi, công tác chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về PHCN và chăm sóc sức khỏe NKT còn chậm, chưa kịp thời, thiếu sâu sát, vẫn còn tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với NKT.

2. Triển khai Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ)

- Triển khai và duy trì chương trình PHCNDVCĐ tại ít nhất 50% số xã/phường/thị trấn trong 1 năm.

- Người khuyết tật có nhu cầu được tiếp cận với các dịch vụ PHCN phù hợp để hòa nhập cộng đồng với chỉ tiêu:

+ Tại các xã vùng 3: từ 70% trở lên.

+ Tại các xã vùng 2: từ 80% trở lên.

+ Tại các xã vùng 1: từ 90% trở lên.

- 100% các cơ sở PHCN có hoạt động tuyên truyền về phòng ngừa khuyết tật, PHCN và PHCNDVCĐ, góp phần nâng cao nhận thức về các nội dung này cho lãnh đạo các cấp và cộng đồng.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ