Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 206/KH-UBND năm 2024 triển khai Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 206/KH-UBND
Ngày ban hành 16/05/2024
Ngày có hiệu lực 16/05/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 206/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 16 tháng 5 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GIAI ĐOẠN 2024 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2024 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm củng cố kiện toàn hệ thống phục hồi chức năng tại các cơ sở y tế thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đối tượng, thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Bảo đảm thực hiện tốt Chỉ thị 39-CT/TW ngày 01/11/2019 của Ban Bí thư và Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ trong công tác nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người khuyết tật và nhân dân.

- Đề ra các giải pháp thực hiện sát với tình hình thực tế và điều kiện nguồn lực của địa phương. Bố trí ngân sách và có cơ chế, chính sách tăng cường công tác huy động nguồn lực để triển khai, thực hiện các hoạt động của Kế hoạch.

- Các sở, ban, ngành, tổ chức, đơn vị phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch; Tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện theo quy định.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển hoàn thiện hoạt động của hệ thống phục hồi chức năng (PHCN) trên địa bàn tỉnh phù hợp theo phân tuyến và khu vực, đảm bảo cho người dân có nhu cầu, được tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng có chất lượng, toàn diện, liên tục và công bằng, qua đó giảm tỷ lệ khuyết tật trong cộng đồng, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Xây dựng chính sách tổng thể về phát triển hệ thống phục hồi chức năng trên địa bàn tỉnh, từng bước triển khai áp dụng tại các cấp chính quyền. Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của hoạt động phục hồi chức năng.

- Đến năm 2025 trên 60% địa phương triển khai phát triển hệ thống phục hồi chức năng trên địa bàn quản lý và trên 70% cấp uỷ, chính quyền các cấp nắm vững và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của chương trình trên địa bàn quản lý.

- Đến năm 2030 trên 90% địa phương triển khai phát triển hệ thống phục hồi chức năng trên địa bàn quản lý và trên 90% cấp uỷ, chính quyền các cấp nắm vững và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của chương trình trên địa bàn quản lý.

b) Củng cố và phát triển hoàn thiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ), tăng cường phòng ngừa khuyết tật, phát hiện và can thiệp sớm khuyết tật.

- Đến năm 2025 trên 60% các địa phương phát triển hoàn thiện chương trình PHCN dựa vào cộng đồng; 60% người khuyết tật > 6 tuổi được khám phân loại và chỉ định can thiệp PHCN phù hợp với mức độ và trên 50% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật;

- Đến năm 2030 trên 90% các địa phương phát triển hoàn thiện chương trình PHCN dựa vào cộng đồng; trên 90% người khuyết tật > 6 tuổi được khám phân loại và chỉ định can thiệp PHCN phù hợp với mức độ và trên 80% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật;

c) Củng cố và phát triển toàn diện mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng trên địa bàn theo phân tuyến và khu vực. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nâng cao chất lượng dịch vụ PHCN tại các cơ sở y tế.

- Đến năm 2025: Bệnh viện PHCN tỉnh đạt 150 giường bệnh với cơ cấu nhân lực và trang thiết bị phù hợp, thực hiện trên 60% danh mục kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế; các Bệnh viện tuyến tỉnh có triển khai khoa PHCN, có 20- 40 giường bệnh PHCN, triển khai trên 30% danh mục kỹ thuật chuyên ngành theo quy định của Bộ Y tế; các Bệnh viện tuyến huyện tiếp tục hoàn thiện hoạt động PHCN, có 30-50 giường bệnh PHCN, có 30% Bệnh viện triển khai mô hình đa chuyên ngành, triển khai từ 20-40% danh mục kỹ thuật chuyên ngành theo quy định của Bộ Y tế; trên 40% các Trạm Y tế có cán bộ chuyên trách được đào tạo chuyên ngành PHCN và triển khai được các kỹ thuật chuyên ngành theo phân tuyến quy định của Bộ Y tế.

- Đến năm 2030: Bệnh viện PHCN tỉnh đạt 250 giường bệnh với cơ cấu nhân lực phù hợp, triển khai trên 70% các Khoa/Phòng theo Thông tư 24/2021/TT-BYT và thực hiện trên 80% danh mục kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế; các Bệnh viện tuyến tỉnh có triển khai khoa PHCN, có 20-40 giường bệnh PHCN, triển khai trên 60% danh mục kỹ thuật chuyên ngành theo quy định của Bộ Y tế; các Bệnh viện tuyến huyện tiếp tục hoàn thiện hoạt động PHCN, có 30-50 giường bệnh PHCN, có 50% Bệnh viện triển khai mô hình đa chuyên ngành, triển khai 40-60% danh mục kỹ thuật chuyên ngành theo quy định của Bộ Y tế; trên 60% các Trạm Y tế có cán bộ chuyên trách được đào tạo chuyên ngành PHCN và triển khai trên 10 kỹ thuật chuyên ngành theo phân tuyến quy định của Bộ Y tế.

d) Xây dựng và triển khai chương trình truyền thông, giáo dục về lĩnh vực phục hồi chức năng theo hướng đa dạng về nội dung, hình thức, phương thức và phù hợp vùng miền, lồng ghép với Kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh và ngành Y tế.

- Đến năm 2025 trên 90% lãnh đạo các cơ sở khám, chữa bệnh, lãnh đạo các khoa/phòng nắm được và áp dụng các kỹ thuật PHCN theo các chuyên ngành tại đơn vị quản lý; trên 70% các cặp vợ chồng biết và hiểu được ý nghĩa của việc sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật ở trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi; trên 70% hộ gia đình biết và hiểu được ý nghĩa của việc dự phòng các biến chứng gây khuyết tật ở các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính.

- Đến năm 2030, 100% lãnh đạo các cơ sở khám, chữa bệnh, lãnh đạo các khoa/phòng nắm được và áp dụng các kỹ thuật PHCN theo các chuyên ngành tại đơn vị quản lý; trên 80% các cặp vợ chồng biết và hiểu được ý nghĩa của việc sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật ở trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi; trên 90% hộ gia đình biết và hiểu được ý nghĩa của việc dự phòng các biến chứng gây khuyết tật ở các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính.

đ) Phát triển và nâng cao năng lực chuyên sâu về PHCN cho cán bộ trong hệ thống PHCN các cấp, phấn đấu đến năm 2026, chú trọng phát triển nguồn nhân lực PHCN đa chuyên ngành đồng đều các tuyến qua đó đảm bảo PHCN toàn diện và liên tục.

[...]