Kế hoạch 316/KH-UBND năm 2021 thực hiện hỗ trợ bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 316/KH-UBND
Ngày ban hành 22/12/2021
Ngày có hiệu lực 22/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Nguyễn Văn Khước
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 316/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 22 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HỖ TRỢ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2022-2025

Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 1511/QĐ-BNN-KTHT ngày 04/5/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/3/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI về nâng cao thu nhập và phúc lợi của người dân Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 48/2017/NQ-HĐND ngày 18/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định một số mức chi công tác phí, chi tổ chức các cuộc hội nghị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;

Căn cứ Quyết định số 12/2020/QĐ-UBND ngày 18/3/2020 của UBND tỉnh Quy định một số nội dung thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;

Sau khi xem xét Tờ trình số 352/TTr-SNN&PTNT ngày 16/12/2021 của Sở Nông nghiệp và PTNT và công văn số 3166/STC-HCSN ngày 13/12/2021 của Sở Tài chính; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện hỗ trợ bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Trung ương và của tỉnh về bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống. Tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề phát triển bền vững gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá lịch sử của làng nghề, tăng thu nhập, ổn định đời sống của người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới, nông thôn kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh;

- Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống nhằm sử dụng và phát huy triệt để nguồn lao động tại chỗ, đồng thời tận dụng được nguồn nguyên vật liệu của địa phương và trong nước để phục vụ sản xuất tạo ra sản phẩm, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường;

- Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất hàng hoá của làng nghề ở khu vực nông thôn, thúc đẩy mạnh liên kết sản xuất, khuyến khích thành lập mới các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác để nâng cao năng lực sản xuất, chú trọng xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

2. Yêu cầu

Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới, cơ cấu lại ngành nông nghiệp và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để thúc đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và bảo vệ môi trường sinh thái.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng

- Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với hoạt động bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân hoạt động theo quy định của pháp luật;

- Các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được cấp có thẩm quyền công nhận;

- Các tổ chức, cá nhân có liên quan tới công tác quản lý nhà nước về nghề, làng nghề truyền thống.

2. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2022-2025.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Xây dựng trung tâm, điểm bán hàng và giới thiệu sản phẩm nghề, làng nghề

- Nội dung hỗ trợ: Chi phí mua sắm ban đầu trang thiết bị, dụng cụ quản lý để phục vụ lưu trữ, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm, tư liệu, tài liệu, dụng cụ về nghề, làng nghề như: Bàn, ghế, tủ kính, giá, kệ, thiết bị chiếu sáng, âm thanh, quạt, điều hoà,..., sưu tầm, thu nhập các tư liệu, sản phẩm phục vụ trưng bày, giới thiệu sản phẩm của nghề, làng nghề;

- Số lượng nghề, làng nghề truyền thống hỗ trợ: 15-20 làng nghề;

- Mức hỗ trợ: Tối đa không quá 70 triệu đồng/phòng trưng bày;

- Tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ: 1.400 triệu đồng;

- Nguồn kinh phí hỗ trợ: Ngân sách tỉnh (Nguồn sự nghiệp kinh tế 100%).

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ