Kế hoạch 308/KH-UBND năm 2023 triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh Sơn La

Số hiệu 308/KH-UBND
Ngày ban hành 27/12/2023
Ngày có hiệu lực 27/12/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Nguyễn Thành Công
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 308/KH-UBND

Sơn La, ngày 27 tháng 12 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VÀ DA GIẦY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Thực hiện Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 29/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 (Quyết định số 1643/QĐ-TTg).

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh Sơn La, với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Cụ thể hóa Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về nhân lực (lao động dồi dào), nguyên liệu thiên nhiên để phát triển ngành may và da giầy trên địa bàn tỉnh theo Phương án quy hoạch chung ngành dệt may của Quốc gia và vùng Trung du miền núi Phía Bắc.

- Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực được giao tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 1643/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phù hợp với điều kiện, địa phương và Kế hoạch của UBND tỉnh.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Phát triển ngành May, Da Giầy theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa; tập trung phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao; áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Đẩy mạnh chuyển đổi từ gia công sản xuất sang các hình thức đòi hỏi năng lực cao hơn về quản lý chuỗi cung ứng, chuỗi liên kết, thiết kế và xây dựng thương hiệu trên cơ sở công nghệ phù hợp gắn với hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động và bảo vệ môi trường.

Phát triển các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp điện, công nghiệp dệt may, giày da áp dụng công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa, thiết bị cao cấp, công nghệ sinh học theo hướng xanh và bền vững. Chú trọng ưu tiên thu hút đầu tư nhà máy sản xuất xơ sợi từ các nguyên liệu thiên nhiên, thân thiện môi trường để cung ứng nguyên liệu cho các Nhà máy May mặc xuất khẩu.

1. Phương hướng phát triển

Thúc đẩy và tạo gắn kết, phối hợp giữa các nhà sản xuất, thiết kế phát triển sản phẩm và kinh doanh để định hướng và tạo ra các xu hướng thời trang cho thị trường trong nước; góp phần phát triển xây dựng thương hiệu sản phẩm và thương hiệu quốc gia; đẩy mạnh phát triển thời trang dệt may và da giầy kết hợp chặt chẽ với chiến lược tiếp thị và chiến lược truyền thông; hướng sản phẩm thời trang dệt may và da giầy phục vụ nhu cầu trong nước, ngoài nước và khách du lịch đến với tỉnh Sơn La, gắn với xu thế phát triển các sản phẩm xanh, sản phẩm tiện lợi, sản phẩm thân thiện môi trường.

Chuyển dịch từ sản xuất sản phẩm thông dụng, giá trị thấp sang sản xuất các sản phẩm trung và cao cấp, các loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao và thời trang. Đối với các sản phẩm phục vụ nhu cầu nội địa, tập trung mạnh hơn vào phát triển mẫu mốt thời trang, nghiên cứu ứng dụng nguyên liệu mới, quan tâm tới nghiên cứu nhu cầu thị trường.

2. Mục tiêu phát triển

Tăng giá trị sản xuất công nghiệp ngành May mặc và Da Giầy đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. Đồng thời thu hút, đầu tư các dự án mới tại các địa bàn có tiềm năng, lợi thế về nguyên liệu, lao động, có quy hoạch các khu, cụm công nghiệp như Thành phố Sơn La, các huyện Bắc Yên, Phù Yên, Mường La, Mai Sơn, Quỳnh Nhai…

Phấn đấu đến năm 2035, các cơ sở sản xuất giầy da và may mặc trên địa bàn tỉnh phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tạo việc làm cho khoảng 5.000 lao động tại địa phương.

Phát triển các sản phẩm may mặc mang bản sắc dân tộc của Sơn La (như các trang phục dân tộc, mang hoa văn dân tộc lên các sản phẩm may mặc hiện đại), đáp ứng nhu cầu khách hàng du lịch, trong nước và hướng đến thị trường quốc tế.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp thu hút đầu tư

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch, trong đó rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật xây dựng mới các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất theo hướng đồng bộ, thống nhất, liên kết, bảo đảm phát huy, sử dụng có hiệu quả tiềm năng lợi thế và nguồn lực của tỉnh. Đặc biệt, sớm hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thu hút các doanh nghiệp Dệt May và Da Giầy vào đầu tư sản xuất kinh doanh trọng khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2. Giải pháp về nguồn nguyên liệu, phục vụ sản xuất

Khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất. Hỗ trợ hình thành các mô hình liên kết xây dựng nguồn nguyên liệu giảm giá thành sản phẩm đáp ứng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Hỗ trợ các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm sợi từ nguyên liệu mới (sợi gai, đay, tre, chuối…) trên địa bàn các huyện có lợi thế về nguyên liệu, có đủ điều kiện phát huy hiệu quả dự án. Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để cung ứng cho các nhà máy dệt may, hướng đến phát triển xanh.

3. Giải pháp về thị trường

Hỗ trợ tiếp cận thị trường thông qua công tác thông tin, xúc tiến thương mại, trưng bày giới thiệu sản phẩm. Hỗ trợ các đơn vị sản xuất khảo sát, tìm kiếm, mở rộng thị trường và tham gia hội chợ, triển lãm.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ