Kế hoạch 163/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Số hiệu | 163/KH-UBND |
Ngày ban hành | 07/03/2024 |
Ngày có hiệu lực | 07/03/2024 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Nghệ An |
Người ký | Lê Hồng Vinh |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 163/KH-UBND |
Nghệ An, ngày 07 tháng 03 năm 2024 |
Thực hiện Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 29/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 (gọi tắt là Chiến lược), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh, với các nội dung cụ thể như sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm phát triển
- Phát triển ngành Dệt May, Da Giầy trên địa bàn tỉnh phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 theo Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 29/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 14/09/2023 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 23/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Khai thác có hiệu quả thị trường nội địa đồng thời đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm động lực cho sự phát triển thông qua tận dụng tối đa lợi thế của các FTA Việt Nam đã ký kết. Chú trọng và từng bước tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và phù hợp với xu thế tiêu dùng của xã hội.
- Thu hút mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành Dệt May, Da Giầy gắn với xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, trong đó chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và đội ngũ thiết kế nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh về chất lượng lao động trong ngành Dệt May, Da Giầy, đáp ứng được các yêu cầu của quá trình hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
- Phát triển ngành Dệt May, Da Giầy gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững thông qua cách tiếp cận vòng đời sản phẩm và nền kinh tế tuần hoàn; các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đủ khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
2. Mục tiêu phát triển
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Phát triển ngành Dệt May, Da Giầy trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực về xuất khẩu và đóng góp quan trọng vào GRDP của tỉnh trên cơ sở ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ để phục vụ, đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu đầu vào cho các doanh nghiệp Dệt May, Da Giầy trên địa bàn tỉnh và khu vực miền Trung. Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và phát triển thương hiệu để nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh sản phẩm. Phát triển chuỗi liên kết hoàn thiện sản phẩm may mặc để thụ hưởng các chính sách xuất nhập khẩu từ các Hiệp định thương mại tự do, với điều kiện có quy mô đầu tư phù hợp, sử dụng công nghệ tiên tiến và đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, cảnh quan.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tập trung thu hút đầu tư vào các khâu tạo giá trị gia tăng dựa trên quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa với nhóm sản phẩm chính gồm: Sợi, quần áo, giầy dép da xuất khẩu, nguyên phụ liệu hỗ trợ ngành Dệt May, Da Giầy.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp ngành Dệt May, Da Giầy từ nay đến năm 2025 đạt 18 - 19%, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến 2035 đạt 17 - 18%.
- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt May, Da Giầy bình quân từ nay đến năm 2025 đạt từ 17 - 18%/năm, giai đoạn 2026 - 2030 đạt 16 - 17%/năm. Phấn đấu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng Dệt May, Da Giầy đạt khoảng 755 triệu USD; đến năm 2030 đạt khoảng 1.600 triệu USD.
- Nâng dần tỷ lệ nội địa hóa, đến năm 2030 phấn đấu tỷ lệ nội địa hóa ngành Dệt May, Da Giầy đạt trên 45%.
1. Định hướng chung
- Phát triển ngành Dệt May, Da Giầy theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa và thân thiện môi trường; từng bước chuyển từ gia công sản xuất (CMT) sang sản xuất theo các hình thức cao hơn về quản lý chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị (FOB), thiết kế (ODM) và xây dựng thương hiệu (OBM) trên cơ sở công nghệ phù hợp, hiện đại gắn với nhu cầu thị trường, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý bảo vệ môi trường theo các chuẩn mực quốc tế.
- Tập trung phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao; chú trọng đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu ngành Dệt May, Da Giầy, đặc biệt chú trọng đến sản xuất vải từ sợi nhằm đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ của các FTAs thế hệ mới. Sản xuất gắn với công tác thiết kế phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm; hình thành và phát triển ngành công nghiệp thời trang gắn với ngành Dệt May, Da Giầy trên địa bàn tỉnh.
- Đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại, không sử dụng các công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu, công nghệ không đảm bảo về môi trường. Khai thác tốt thị trường nội địa, đồng thời tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu.
2. Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực
2.1. Ngành May mặc:
- Ưu tiên phát triển các dự án có quy mô lớn, tập trung vào các khâu có giá trị gia tăng cao, trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Phát triển các sản phẩm may mặc phù hợp với nhu cầu tiêu dùng nội địa, đủ khả năng cạnh tranh với các thương hiệu nhập khẩu (từ Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ,...) nhằm thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
- Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, tạo ra các xu hướng thời trang cho thị trường trong nước và dần tạo xu hướng có sức ảnh hưởng lan tỏa ra thị trường quốc tế.
- Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, phát triển khâu thiết kế tạo mẫu, cắt vải tự động, đa dạng hóa sản phẩm; giảm tỷ lệ sản xuất gia công trong toàn ngành.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 163/KH-UBND |
Nghệ An, ngày 07 tháng 03 năm 2024 |
Thực hiện Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 29/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 (gọi tắt là Chiến lược), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh, với các nội dung cụ thể như sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm phát triển
- Phát triển ngành Dệt May, Da Giầy trên địa bàn tỉnh phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 theo Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 29/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 14/09/2023 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 23/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Khai thác có hiệu quả thị trường nội địa đồng thời đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm động lực cho sự phát triển thông qua tận dụng tối đa lợi thế của các FTA Việt Nam đã ký kết. Chú trọng và từng bước tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và phù hợp với xu thế tiêu dùng của xã hội.
- Thu hút mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành Dệt May, Da Giầy gắn với xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, trong đó chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và đội ngũ thiết kế nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh về chất lượng lao động trong ngành Dệt May, Da Giầy, đáp ứng được các yêu cầu của quá trình hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
- Phát triển ngành Dệt May, Da Giầy gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững thông qua cách tiếp cận vòng đời sản phẩm và nền kinh tế tuần hoàn; các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đủ khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
2. Mục tiêu phát triển
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Phát triển ngành Dệt May, Da Giầy trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực về xuất khẩu và đóng góp quan trọng vào GRDP của tỉnh trên cơ sở ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ để phục vụ, đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu đầu vào cho các doanh nghiệp Dệt May, Da Giầy trên địa bàn tỉnh và khu vực miền Trung. Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và phát triển thương hiệu để nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh sản phẩm. Phát triển chuỗi liên kết hoàn thiện sản phẩm may mặc để thụ hưởng các chính sách xuất nhập khẩu từ các Hiệp định thương mại tự do, với điều kiện có quy mô đầu tư phù hợp, sử dụng công nghệ tiên tiến và đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, cảnh quan.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tập trung thu hút đầu tư vào các khâu tạo giá trị gia tăng dựa trên quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa với nhóm sản phẩm chính gồm: Sợi, quần áo, giầy dép da xuất khẩu, nguyên phụ liệu hỗ trợ ngành Dệt May, Da Giầy.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp ngành Dệt May, Da Giầy từ nay đến năm 2025 đạt 18 - 19%, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến 2035 đạt 17 - 18%.
- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt May, Da Giầy bình quân từ nay đến năm 2025 đạt từ 17 - 18%/năm, giai đoạn 2026 - 2030 đạt 16 - 17%/năm. Phấn đấu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng Dệt May, Da Giầy đạt khoảng 755 triệu USD; đến năm 2030 đạt khoảng 1.600 triệu USD.
- Nâng dần tỷ lệ nội địa hóa, đến năm 2030 phấn đấu tỷ lệ nội địa hóa ngành Dệt May, Da Giầy đạt trên 45%.
1. Định hướng chung
- Phát triển ngành Dệt May, Da Giầy theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa và thân thiện môi trường; từng bước chuyển từ gia công sản xuất (CMT) sang sản xuất theo các hình thức cao hơn về quản lý chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị (FOB), thiết kế (ODM) và xây dựng thương hiệu (OBM) trên cơ sở công nghệ phù hợp, hiện đại gắn với nhu cầu thị trường, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý bảo vệ môi trường theo các chuẩn mực quốc tế.
- Tập trung phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao; chú trọng đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu ngành Dệt May, Da Giầy, đặc biệt chú trọng đến sản xuất vải từ sợi nhằm đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ của các FTAs thế hệ mới. Sản xuất gắn với công tác thiết kế phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm; hình thành và phát triển ngành công nghiệp thời trang gắn với ngành Dệt May, Da Giầy trên địa bàn tỉnh.
- Đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại, không sử dụng các công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu, công nghệ không đảm bảo về môi trường. Khai thác tốt thị trường nội địa, đồng thời tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu.
2. Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực
2.1. Ngành May mặc:
- Ưu tiên phát triển các dự án có quy mô lớn, tập trung vào các khâu có giá trị gia tăng cao, trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Phát triển các sản phẩm may mặc phù hợp với nhu cầu tiêu dùng nội địa, đủ khả năng cạnh tranh với các thương hiệu nhập khẩu (từ Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ,...) nhằm thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
- Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, tạo ra các xu hướng thời trang cho thị trường trong nước và dần tạo xu hướng có sức ảnh hưởng lan tỏa ra thị trường quốc tế.
- Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, phát triển khâu thiết kế tạo mẫu, cắt vải tự động, đa dạng hóa sản phẩm; giảm tỷ lệ sản xuất gia công trong toàn ngành.
- Dịch chuyển sản xuất các nhà máy may mặc về địa bàn nông thôn gắn với nguồn lao động tại chỗ dồi dào; ưu tiên thu hút bố trí dự án vào địa bàn các huyện miền Tây dọc tuyến đường Hồ Chí Minh và vùng phụ cận để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
2.2. Ngành Dệt:
- Ưu tiên phát triển các dự án sản xuất mặt hàng vải dệt kim, dệt thoi, là sản phẩm có khả năng gắn kết các khâu sản xuất sợi, may mặc và sản phẩm vải cao cấp phục vụ may xuất khẩu đáp ứng nhu cầu các nhà máy may mặc trong nước. Thu hút các dự án mới trong ngành dệt có suất đầu tư lớn (trừ khâu nhuộm), đầu tư máy móc thiết bị hiện đại gắn với hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động và bảo vệ môi trường.
- Quy hoạch phát triển một số vùng nguyên liệu để phục vụ ngành dệt, sản xuất sợi ở địa bàn các huyện có lợi thế (bông, sợi gai, đay, tre, chuối,...) đáp ứng nhu cầu các nhà máy dệt trong nước, giảm nhập khẩu nguồn nguyên liệu đầu vào.
2.3. Ngành Da Giầy:
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án sản xuất giầy dép đã được chấp thuận chủ trương đầu tư tại Khu công nghiệp Hoàng Mai 1, Khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1 - Nghệ An (giai đoạn 1), Cụm công nghiệp Nghĩa Mỹ,... Khai thác có hiệu quả năng lực sản xuất hiện có và đầu tư phát triển theo nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm xuất khẩu.
- Khuyến khích và thu hút các dự án đầu tư phát triển thương hiệu giầy thể thao, giầy dép da, túi xách, cặp vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để khai thác thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu; các dự án cung cấp nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước và tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm (như: vải cao cấp, da nhân tạo, da thuộc,...).
2.4. Công nghiệp hỗ trợ sản xuất sản phẩm nguyên, phụ liệu:
- Tập trung thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất các sản phẩm: Xơ, kéo sợi phục vụ cho ngành dệt đặc biệt là sợi tổng hợp; xơ sợi chức năng, xơ sợi nguyên liệu mới thân thiện môi trường; nâng dần tỷ lệ nội địa hoá, giảm dần nguồn nguyên liệu đầu vào nhập khẩu.
- Thu hút đầu tư các sản phẩm nhựa hỗ trợ cho ngành dệt may như: Ống nhựa, các sản phẩm hóa chất hỗ trợ cho ngành dệt (thuốc nhuộm, chất trợ, hóa chất cơ bản, chế phẩm sinh học); các loại sản phẩm như: Móc áo, ghim cài, kẹp nhựa, chỉ may, thêu các loại, nhãn mác, logo, khóa kéo, nút áo,... cho ngành may.
- Phát triển các dự án sản xuất và cung cấp thiết bị, phụ tùng cơ khí như: Bánh răng, trục truyền động, các chi tiết dẫn sợi, suốt sắt kéo dài, các loại gá lắp, suốt chỉ, kéo cắt vải, kéo cắt chỉ,... để thay thế trong quá trình vận hành cho các nhà máy may mặc, da giầy trên địa bàn tỉnh, nhu cầu thay thế các sản phẩm này rất lớn nhưng hiện tại chủ yếu vẫn phải nhập khẩu.
- Thu hút đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành Da Giầy, trừ các sản phẩm mà quá trình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: Da thuộc, vải giả da, hóa chất thuộc da,...
1. Quy hoạch không gian phát triển
- Phân bố các doanh nghiệp dệt may, da giầy hợp lý đảm bảo thuận lợi về nguồn cung cấp lao động, giao thông, hạ tầng dịch vụ logistics,... Hình thành một số khu công nghiệp có phân khu công nghiệp hỗ trợ, cụm công nghiệp chuyên ngành Dệt May, Da Giầy theo hình thức tổ hợp khép kín từ khâu dệt, sản xuất nguyên phụ liệu, hoàn tất để giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tăng tỷ lệ nội địa hóa.
- Đối với những dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như dệt vải, giặt là bố trí vào các khu công nghiệp có hạ tầng đồng bộ như Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An, Khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1 - Nghệ An, Khu công nghiệp Hoàng Mai 1,... được đầu tư hệ thống xử lý môi trường hiện đại. Đối với các dự án khác về sản xuất nguyên liệu (như: Sợi, da,...), sản xuất phụ liệu, thiết bị phụ tùng cơ khí,... ưu tiên đầu tư vào các cụm công nghiệp vệ tinh khu vực ven biển như: Đô Lăng, Đô Lăng 2, Đồng Thái, Nghi Diên, Quỳnh Lộc, Quỳnh Châu, Quỳnh Hoa, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Thạch và khu vực có các nhà máy may như cụm công nghiệp: Nghĩa Mỹ, Lạc Sơn, Thanh Liên, Vĩnh Thành, Nam Giang,...
- Đối với lĩnh vực sản xuất gia công hàng may mặc, sản xuất gia công các sản phẩm dày giép định hướng bố trí ở các khu vực nông thôn và các huyện miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động địa phương.
2. Tập trung hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh
- Ưu tiên nguồn lực triển khai công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp theo Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt để bố trí quỹ đất kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành Dệt May, Da Giầy.
- Đầu tư, xây dựng, hoàn thành hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp đảm bảo khả năng tiếp nhận, xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung để thực hiện các dự án mới hoặc nâng công suất các dự án đang hoạt động có phát sinh nước thải vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp; tăng cường vai trò giám sát bảo vệ môi trường.
- Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đảm bảo bàn giao mặt bằng sạch cho doanh nghiệp theo đúng tiến độ. Hỗ trợ doanh nghiệp rút ngắn thời gian triển khai các thủ tục liên quan đến đất đai, sớm triển khai dự án đầu tư, kiên quyết thu hồi đối với những dự án chậm tiến độ để bố trí cho những doanh nghiệp khác có nhu cầu.
3. Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ
- Đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động xúc tiến thương mại; cung cấp thông tin thị trường thường xuyên, đầy đủ chính xác và kịp thời, hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa và mở rộng thị trường còn nhiều dư địa, tiềm năng; đa dạng hóa hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm Dệt May, Da Giầy. Hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản trên địa bàn tỉnh xây dựng, đăng ký sở hữu trí tuệ về thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến,... Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, chuyển đổi số, kết nối kinh doanh để mở rộng thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp ngành Dệt May, Da Giầy.
- Đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, lấy thị trường xuất khẩu làm khâu đột phá; đẩy mạnh, phổ biến và nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về tác động của các Hiệp định thương mại tự do (trong đó có CPTPP và EVFTA), giúp các doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro và hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp vận dụng tối đa lợi ích mà các Hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới mang lại. Tăng cường công tác tuyên truyền về pháp luật thương mại quốc tế, trong đó chú trọng các nội dung về quy tắc xuất xứ, phòng vệ thương mại.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, có chế tài xử lý nghiêm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ để bảo vệ người tiêu dùng và nhà sản xuất trong nước, tạo thị trường lành mạnh, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp; có các biện pháp kiểm soát chống gian lận xuất xứ.
4. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Tăng cường liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước, Nhà trường và Doanh nghiệp trong các hoạt động đào tạo, giáo dục nghề nghiệp để gắn nhu cầu đào tạo và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.
- Tập trung đào tạo nghề phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, thiết kế, để cung cấp nhân lực chất lượng cao của ngành Dệt May, Da Giầy.
5. Giải pháp về cơ chế chính sách
- Tập trung xây dựng và hoàn thiện, triển khai có hiệu quả đồng bộ các cơ chế, chính sách của tỉnh đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành Dệt May, Da Giầy như: Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, chính sách khuyến công, chính sách hỗ trợ chuyển đổi số,... Triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách về đầu tư, tín dụng, thuế cho lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành Dệt May, Da Giầy.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và tăng tỷ lệ nội địa hoá cho sản phẩm. Xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành Dệt May, Da Giầy phù hợp với yêu cầu hội nhập.
6. Giải pháp đổi mới khoa học, công nghệ và phát triển bền vững, xanh hoá ngành Dệt May, Da Giầy
- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao năng lượng, giảm lượng nước xả thải, giảm phát thải khí nhà kính; tăng cường tái chế, tái sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, chất thải; tập trung ưu tiên vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao gắn với các quy trình sản xuất thông minh, tự động hoá, thân thiện với môi trường.
- Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong sản xuất và phát triển các loại nguyên, phụ liệu trong nước chưa sản xuất được, các sản phẩm Dệt May, Da Giầy chất lượng cao, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn, thân thiện môi trường; tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong ngành Dệt May, Da Giầy đầu tư nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
- Thực hiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (in 3D, vật liệu mới, tự động hoá, số hoá,...), ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo để tham gia sâu vào chuỗi giá trị, tạo bước chuyển biến thực chất trong quá trình sản xuất, quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành Dệt May, Da Giầy.
7. Giải pháp phát triển nguyên liệu, phụ liệu phục vụ sản xuất
- Tập trung triển khai công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp theo Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt (trong đó có hệ thống xử lý nước thải tập trung đảm bảo quy định hiện hành) để bố trí quỹ đất kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành Dệt May, Da Giầy.
- Thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh liên doanh liên kết với doanh nghiệp nước ngoài xây dựng các dự án đầu tư sản xuất các mặt hàng nguyên vật liệu khuyết thiếu trong chuỗi giá trị ngành da (giả da, da nhân tạo,...).
- Tập trung nghiên cứu, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung để phục vụ ngành dệt, sản xuất sợi ở địa bàn các huyện có lợi thế (bông, sợi gai, đay, tre, chuối,...) đáp ứng nhu cầu các nhà máy dệt trong nước, giảm nhập khẩu nguồn nguyên liệu đầu vào.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; Phương án phát triển ngành Dệt May và Da Giầy trong Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các chỉ đạo của UBND tỉnh nhằm mục tiêu phát triển ngành Dệt May và Da Giầy trên địa bàn tỉnh nhanh và bền vững.
- Rà soát, đánh giá thực trạng, dự báo nhu cầu thị trường để tham mưu, nghiên cứu cơ chế chính sách, các giải pháp thu hút đầu tư và đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành Dệt May và Da Giầy phù hợp với nội dung Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4109/QĐ-UBND ngày 22/12/2022. Thu hút đầu tư hình thành các cụm công nghiệp chuyên ngành Dệt May, Da Giầy để hình thành chuỗi liên kết ngành Dệt May, Da Giầy nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ, phân công lao động hợp lý, hạ giá thành và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
- Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các doanh nghiệp ngành Dệt May và Da Giầy tiếp cận trực tiếp với khách hàng tiềm năng thông qua việc tổ chức các hội chợ triển lãm, hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, phát triển thị trường. Tổ chức các lớp đào tạo về thương mại điện tử, chuyển đổi số, kết nối kinh doanh. Phối hợp đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường để bảo vệ người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
- Tăng cường phổ biến, nâng cao kiến thức và nhận thức về các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết cho các doanh nghiệp Dệt May và Da Giầy để tận dụng tối đa lợi ích từ các hiệp định mang lại. Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thông tin thị trường, chính sách xuất nhập khẩu, thanh toán,... vào một số thị trường tiềm năng, giảm phụ thuộc vào các thị trường truyền thống.
- Tham mưu bố trí kinh phí từ nguồn khuyến công địa phương và chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ hàng năm để ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp Dệt May, Da Giầy thực hiện công tác đào tạo nghề may, đầu tư mua sắm các máy móc, thiết bị tiên tiến, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu,...
- Là cơ quan đầu mối theo dõi, đôn đốc các sở, ban ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này. Kịp thời tổng hợp, tham mưu báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện và các kiến nghị, đề xuất để triển khai Chiến lược trên địa bàn tỉnh phù hợp với tình hình thực tế.
- Phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương đề xuất danh mục dự án thu hút đầu tư vào ngành Dệt May, Da Giầy đảm bảo phù hợp với định hướng Quy hoạch tỉnh được phê duyệt và các quy định khác có liên quan.
- Tham mưu thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ ưu đãi đầu tư, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển ngành Dệt May, Da Giầy trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo; thường xuyên mở các lớp đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động của các doanh nghiệp Dệt May, Da Giầy trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu thực hiện tốt chính sách phát triển Giáo dục nghề nghiệp bảo đảm phúc lợi xã hội cho người lao động trong lĩnh vực Dệt May, Da Giầy. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Thường xuyên cập nhật dữ liệu và cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn nhân lực địa phương cho các nhà đầu tư, Phát triển các mô hình đào tạo, tổ chức các hoạt động liên kết giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động ngành Dệt May, Da Giầy.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp ngành Dệt May, Da Giầy trên địa bàn tỉnh tiếp thu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, triển khai ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong sản xuất.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp ngành Dệt May, Da Giầy trên địa bàn tỉnh tham gia đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ theo quy định.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện phù hợp với nhu cầu phát triển ngành Dệt May, Da Giầy trên địa bàn tỉnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức các khoá tập huấn, phổ biến thông tin và nâng cao năng lực về quản lý và kiểm soát các vấn đề về môi trường cho các doanh nghiệp ngành Dệt May, Da Giầy.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thực hiện phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ ngành dệt, sản xuất sợi ở địa bàn các huyện có lợi thế (bông, sợi gai, đay, tre,...) đáp ứng nhu cầu các nhà máy dệt trong nước, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
7. Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư và tập trung huy động nguồn lực hoàn thành đầu tư cơ bản hệ thống hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, đã quy hoạch để tạo mặt bằng thu hút các dự án đầu tư ngành Dệt May, Da Giầy.
- Chỉ đạo các Chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp triển khai thực hiện quy hoạch và xây dựng các phân khu công nghiệp hỗ trợ trong khu công nghiệp phù hợp với quy định tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ để tạo mặt bằng thu hút công nghiệp hỗ trợ ngành Dệt May, Da Giầy phát triển.
- Chủ trì nghiên cứu xây dựng cơ chế khuyến khích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành sử dụng nhiều lao động như ngành Dệt May, Da Giầy làm việc trong khu kinh tế và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
8. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch
Nghiên cứu, khảo sát thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại đa dạng trong và ngoài nước; phối hợp hỗ trợ các doanh nghiệp, doanh nhân nâng cao năng lực quản lý, kết nối giao thương nhằm tiếp cận các kênh phân phối, mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường mới; thực hiện xúc tiến đầu tư để thu hút các nhà đầu tư lớn thuộc ngành Dệt May, Da Giầy vào đầu tư tại Nghệ An.
9. Các sở, ban ngành, các Hiệp hội Doanh nghiệp, đơn vị có liên quan
Thường xuyên phối hợp với Sở Công Thương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chiến lược phù hợp với tình hình thực tế theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao. Nghiên cứu đề xuất thành lập Hiệp hội Dệt May, Da Giầy trên địa bàn tỉnh nếu thấy cần thiết.
10. UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Bám sát quan điểm, mục tiêu, định hướng và các giải pháp của Chiến lược, các quy hoạch, kế hoạch liên quan, tiềm năng lợi thế để triển khai phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
- Tích cực phối hợp thu hút các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp để xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp đồng bộ đáp ứng nhu cầu thuê đất của các doanh nghiệp ngành Dệt May, Da Giầy và đảm bảo vấn đề môi trường, phát triển bền vững.
- Thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của nhà đầu tư và quy định của pháp luật. Rà soát quy hoạch bố trí quỹ đất ở vị trí phù hợp để đầu tư xây dựng khu nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động làm việc trong các nhà máy Dệt May, Da Giầy, trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể hỗ trợ các doanh nghiệp Dệt May, Da Giầy trên địa bàn trong việc tuyển dụng, đào tạo, quản lý lao động. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật lao động và các chế độ bảo hiểm, quy định về an toàn lao động, an toàn giao thông khu vực xung quanh các nhà máy, xí nghiệp.
11. Các doanh nghiệp ngành Dệt May, Da Giầy trên địa bàn tỉnh
- Các đơn vị đã được chấp thuận chủ trương đầu tư tập trung nguồn lực đầu tư đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ và các nội dung theo quy định.
- Tăng cường đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh; chấp hành nghiêm các quy định về phòng chống cháy nổ và các quy định pháp luật khác có liên quan; chủ động tiếp cận các chính sách, đề xuất các nội dung hỗ trợ theo quy định hiện hành.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường; đầu tư, nâng cao năng lực marketing; chủ động, tích cực theo dõi diễn biến thị trường, tiếp cận khách hàng; chú trọng xây dựng các tiêu chuẩn sản phẩm phù hợp với thông lệ quốc tế để chống hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Đẩy mạnh áp dụng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác quản lý. Tích cực tham gia các hoạt động liên kết hợp tác với các tổ chức, hiệp hội; tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu và quảng bá sản phẩm; xây dựng và quảng bá thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.
- Quan tâm đến chế độ, chính sách về tiền lương, thu nhập, các chế độ phúc lợi xã hội cho người lao động nhằm khuyến khích tinh thần tự giác, tích cực trong sản xuất và có ý thức tự nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật. Thường xuyên tổ chức đối thoại với người lao động tạo môi trường cởi mở, thân thiện để người lao động yên tâm gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dệt May, Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương, đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện hoặc nếu có kiến nghị, đề xuất kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Công Thương) để tổng hợp xem xét, quyết định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
DANH MỤC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VÀ DA GIẦY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN
ĐẾN NĂM 2035 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Kèm theo Kế hoạch số 163/KH-UBND ngày 07/03/2024 của UBND tỉnh)
STT |
Nội dung nhiệm vụ chính |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian |
1 |
Kế hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển ngành Dệt May, Da Giầy và xây dựng nhà ở cho công nhân. |
UBND cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các sở, ban, ngành; và đơn vị liên quan |
Hàng năm |
2 |
Đề án phát triển vùng nguyên liệu phục vụ các nhà máy sản xuất xơ, sợi, dệt trên địa bàn tỉnh |
Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn |
Các sở, ban ngành; UBND cấp huyện và đơn vị liên quan |
Năm 2025 |
3 |
Xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo Quy hoạch tỉnh tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành Dệt May, Da Giầy. |
Ban Quản lý KKT Đông Nam, Sở Công Thương |
Các sở, ban ngành và đơn vị liên quan |
Hàng năm |
4 |
Xây dựng danh mục và tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư các dự án ngành Dệt May, Da Giầy phù hợp với định hướng Quy hoạch tỉnh Nghệ An |
Trung tâm Xúc tiến ĐT, TM & DL |
Các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan |
01 cuộc/năm |
5 |
Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, chuyển đổi số, kết nối kinh doanh; tổ chức gặp gỡ Tham tán thương mại; phổ biến và nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp Dệt May, Da Giầy về tác động của các Hiệp định thương mại tự do |
Sở Công Thương |
Bộ Công Thương; Các sở, ngành và các đơn vị liên quan |
Hàng năm |
6 |
Rà soát bổ sung, sửa đổi chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh |
Sở Công Thương |
Các sở, ban ngành; UBND cấp huyện và đơn vị liên quan |
Năm 2025 - 2026 |
7 |
Chương trình khảo sát thị trường, kết nối giao thương tìm đầu ra cho sản phẩm Dệt May, Da Giầy |
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An |
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan |
Hàng năm |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH DỆT MAY VÀ DA GIÀY TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Kèm theo Kế hoạch số 163/KH-UBND ngày 07/03/2024 của UBND tỉnh)
STT |
Tên dự án |
Địa điểm thực hiện |
Chủ đầu tư |
Quy mô, Lao động |
Mặt hàng sản xuất |
Tổng vốn đầu tư |
Ghi chú |
I |
Dự án ngành Dệt May |
|
|
|
|
|
|
1 |
Nhà máy dệt Hoàng Thị Loan |
Phường Bến Thủy, TP Vinh |
Công ty CP dệt may Hoàng Thị Loan |
2 triệu SP/năm; 600 lao động |
Sợi, may mặc |
|
|
2 |
Nhà máy may xuất khẩu |
KCN Bắc Vinh, Hưng Đông, TP Vinh |
Công ty CP Minh Trí Vinh |
33 triệu SP/năm; 1.000 lao động |
May mặc |
28 tỷ đồng |
|
3 |
Nhà máy may GREEN GMC |
Lô số 3, CCN Nghi Phú, TP Vinh |
Công ty Cổ phần GREEN GMC |
|
SX hàng may sẵn |
|
|
4 |
Nhà máy Dệt may Nghệ An |
CCN Nghi Phú, TP Vinh |
Công Ty Cổ Phần Dệt May Nghệ An |
|
Dệt và sản xuất Sản phẩm Dệt |
|
|
5 |
Nhà máy may Minh Anh - Kim Liên |
KCN Bắc Vinh, Hưng Đông, TP Vinh |
Cty CP Tập đoàn Minh Anh |
6 triệu SP/năm; 3200 lao động |
May xuất khẩu |
20 tỷ đồng |
|
6 |
Dự án Trung tâm thiết kế thời trang, phát triển phân phối sản phẩm và sản xuất hàng may mặc |
Phường Quỳnh Dị và Quỳnh Xuân, TX. Hoàng Mai |
Công ty TNHH VETSUN Hoàng Mai |
5,05 ha; 3 triệu SP/năm |
Sản xuất gia công hàng may mặc; thiết kế |
200 tỷ đồng |
Đang đầu tư xây dựng |
7 |
Nhà máy may Vinatex Hoàng Mai |
Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An |
Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) |
2 triệu SP/năm; 1000 lao động |
May trang phục |
120 tỷ đồng |
|
8 |
Nhà máy may Hi-Tex Hàn Quốc |
CCN Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hoà |
Công ty TNHH HI-TEX |
3 triệu SP/năm; 1200 lao động |
May trang phục |
4 triệu USD |
|
9 |
Nhà máy may Thái Hòa |
Phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa |
Công ty TNHH Bắc Sơn |
4 triệu SP/năm; 1500 lao động |
Hàng may sẵn và trang phục |
148 tỷ đồng |
Đang hoàn tất thủ tục để hoạt động |
10 |
Xí nghiệp may thêu xuất khẩu Khải Hoàn |
CCN Thị Trấn Anh Sơn, huyện Anh Sơn |
Công ty TNHH May thêu Khải Hoàn |
4 ha, 600 công nhân |
Quần áo xuất khẩu |
40 tỷ đồng |
|
11 |
Nhà máy may Wooin Vina |
CCN Tháp Hồng Kỷ, huyện Diễn Châu |
Công ty TNHH Wooin Vina |
5 ha; 9,8 triệu SP/năm |
Hàng may sẵn và trang phục |
7 triệu USD |
|
12 |
Nhà máy may Tuấn Phương |
Xã Diễn Phong, Diễn Châu |
Công ty may Tuấn Phương |
|
May xuất khẩu |
10 tỷ đồng |
|
13 |
Dự án Nhà máy may xuất khẩu Nam Thuận |
Xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu |
Công ty CP Nam Thuận Nghệ An |
|
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu |
180 tỷ đồng |
|
14 |
Nhà máy may Phú Linh Diễn Châu |
Xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu |
Công ty TNHH Phú Linh |
1,2 ha; 02 triệu SP/năm |
Sản xuất gia công hàng may mặc |
50 tỷ đồng |
|
15 |
Nhà máy may mặc XK Mareep |
KCN Thọ Lộc, Xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu |
Foremart Corporation.Ltd |
02 triệu SP/năm |
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu |
139 tỷ đồng |
|
16 |
Dự án Nhà máy may NAGACO Quỳnh Lưu |
Xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu |
Công ty CP May Nam Định |
3,14 ha 2 triệu SP/năm |
Sản xuất gia công hàng may mặc |
155 tỷ đồng |
|
17 |
Nhà máy may Trang Phước Châu |
CCN Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu |
Công ty TNHH Trang Phước Châu |
0,92 ha; 600 lao động |
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu |
30 tỷ đồng |
|
18 |
Dự án Nhà máy sản xuất hàng may mặc Masouka |
KCN VSIP Nghệ An |
Công ty Matsuoka Corporation |
3 triệu SP/năm |
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu |
120 tỷ đồng |
|
19 |
Nhà máy may Sangwoo |
KCN VSIP Nghệ An |
Công Ty TNHH Sangwoo Việt Nam |
2 triệu SP/năm |
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu |
200 tỷ đồng |
|
20 |
Dự án đầu tư Nhà máy may thời trang Perception USA |
xóm 8, xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc |
Công ty TNHH May thời trang Perception USA |
2,96 ha; 10 triệu SP/năm |
May áo thời trang nữ xuất khẩu |
2,5 triệu USD |
|
21 |
Dự án nhà máy may Quang Vinh |
Xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc |
Công ty TNHH May mặc Vinh Quang |
1,023 ha; 2 triệu SP/năm |
Sản xuất gia công hàng may mặc |
53,21 tỷ đồng |
|
22 |
Dự án Nhà máy máy may Hanosimex Nghi Lộc |
Xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc |
Công ty CP Dệt may Hà Nội |
4,8 ha; 10,8 triệu P/năm |
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu |
250 tỷ đồng |
|
23 |
Dự án Nhà máy may Halotexco |
xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc |
Công ty CP Halotexco |
5,4 triệu SP/năm |
Sản xuất gia công hàng may mặc |
59 tỷ đồng |
|
24 |
Nhà máy sản xuất hàng may mặc xuất khẩu HTV |
Khu C-KCN Nam Cấm, huyện Nghi Lộc |
Công ty CP Thương mại và Dịch vụ HTV |
1,5 ha; 01 triệu SP/năm |
Sản xuất gia công hàng may mặc |
60 tỷ đồng |
|
25 |
Dự án may mặc Nakano Việt Nam |
KCN WHA Nghệ An 1 |
Công ty TNHH Nakano Apparel |
02 triệu SP/năm |
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu |
100 tỷ đồng |
|
26 |
Nhà máy may TAAD Nghệ An |
tại xã Thanh Khê, huyện Thanh Chương |
Công ty TNHH Sản xuất đầu tư và Thương mại TAAD Nghệ An |
5,03 ha; 11 triệu SP/năm |
May trang phục trừ trang phục từ da lông thú |
100 tỷ đồng |
|
27 |
Nhà máy may ABC Thanh Tiên |
Xã Thanh Tiên, Thanh Chương |
Công ty CPACB |
2 triệu SP/năm |
Sản xuất gia công hàng may mặc |
200 tỷ đồng |
|
28 |
Nhà máy may Masouka Thanh Liên |
Xã Thanh Liên, Thanh Chương |
Công ty Matsuoka Corporation |
03 triệu SP/năm |
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu |
120 tỷ đồng |
|
29 |
Nhà máy may Thanh Chương |
Xã Thanh Phong, huyện Thanh Chương |
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thanh Chương |
4,96ha; 4,8 triệu SP/năm |
Sản xuất gia công hàng may mặc |
220 tỷ đồng |
Chuẩn bị hoạt động |
30 |
Nhà máy may Fanning |
Xã Thanh Thịnh, Thanh Chương |
Công ty Cổ phần Fanning Việt Nam |
33 ha; 13 triệu SP/năm |
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu |
65,44 tỷ đồng |
Đang triển khai đầu tư |
31 |
Dự án may mặc MLB Tenergy |
CCN TT Yên Thành, huyện Yên Thành |
Công ty TNHH MLB Tenergy |
1,5ha 1,5 triệu SP/năm |
May trang phục |
13.09 triệu USD |
|
32 |
Dự án Nhà máy may An Hưng |
xã Công Thành, huyện Yên Thành |
Công ty CP Tập đoàn An Hưng |
9,98 ha; 60 triệu SP/năm |
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu |
382,4 tỷ đồng |
|
33 |
Nhà máy may An Hưng 2 |
Xã Thọ Thành, huyện Yên Thành |
Công ty CP Tập đoàn An Hưng |
9,8 ha; 5.000 lao động |
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu |
705 tỷ |
|
36 |
Nhà máy may Liên Thành |
Xã Liên Thành, huyện Yên Thành |
Công ty Cổ phần May mặc Thành Công |
01 ha; 850.000 SP/năm |
Sản xuất gia công hàng may mặc |
53 tỷ |
|
37 |
Nhà máy may Hanosimex Nam Giang |
CCN Nam Giang, Nam Đàn |
Công ty CP Nam Đàn Hanosimex |
2,4 triệu SP/năm; 1.436 lao động |
Sản xuất sợi, may |
1.400 tỷ đồng |
|
39 |
Nhà máy may Haivina Kim Liên |
CCN Nam Giang, Nam Đàn |
Công Ty TNHH Haivina Kim Liên |
4 triệu SP/năm; 2.960 lao động |
Găng tay thể thao |
10 triệu USD |
|
40 |
Nhà máy sản xuất da và dệt may công nghiệp Frex Vinh (KIDO) |
CCN Lạc Sơn, huyện Đô Lương |
Công ty TNHH Prex Vinh |
7,02 ha; 1,5 triệu SP/năm |
SP quần áo, trang phục bơi lội |
11.6 triệu USD |
|
41 |
Nhà máy may With Vina |
CCN Lạc Sơn, Đô Lương |
Công ty TNHH With Vina |
0,4 ha; |
May mặc, thêu |
0.5 triệu USD |
|
42 |
Nhà máy may May Minh Anh - Đô Lương |
Quang Sơn, Đô Lương |
Công ty CP Tập đoàn Minh Anh |
07 ha; 60 triệu SP/năm |
Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc |
150 tỷ đồng |
|
43 |
Nhà máy may xuất khẩu và gia công hàng may mặc Đức Phát |
Xã Nghĩa Tân, Huyện Nghĩa Đàn |
Công ty TNHH MTV May mặc xuất khẩu Đức Phát |
0,55 ha; 2 triệu SP/năm |
Sản xuất, gia công hàng may mặc |
20 tỷ đồng |
|
44 |
Nhà máy may Four leaf Dress |
Xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn |
Công ty YOTSUBA DRESS CO.,LTD |
02 ha; 01 triệu SP/năm |
Gia công hàng may mặc |
98 tỷ đồng |
Đang triển khai dự án |
45 |
Nhà máy may Phú Linh Sơn Long |
CCN Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn |
Công ty TNHH Phú Linh |
1,75 ha; 2 triệu SP/năm |
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu |
130 tỷ đồng |
|
46 |
Nhà máy may Minh Anh Tân Kỳ |
Xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ |
Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Anh |
9,8 ha; 60 triệu SP/năm |
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu |
500 tỷ đồng |
|
47 |
Nhà máy may Văn Minh - Tân Kỳ |
Xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ |
Công ty TNHH May Văn Minh Diễn Châu |
1.000 công nhân |
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu |
Chuyển đổi mục đích SXKD |
|
II |
Dự án ngành Da Giầy |
|
|
|
|
|
|
1 |
Nhà máy sản xuất, gia công các sản phẩm giầy dép Viet Glory |
Xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu |
Công ty TNHH Viet Glory |
25 triệu SP/năm; 10.000 lao động |
Sản xuất, gia công sản phẩm giầy dép |
506 tỷ đồng |
|
2 |
Nhà máy giầy da Đỉnh Vàng |
CCN Vân Diên, huyện Nam Đàn |
Công ty TNHH Đỉnh Vàng |
1.150 lao động |
Sản xuất gia công giầy da |
|
|
3 |
Dự án Nhà máy giầy Ever Plus Nghệ An |
Xã Xuân Thành và Tăng Thành, huyện Yên Thành |
Công ty EVER PLUS LIMITED |
6.000 lao động |
Sản xuất, gia công sản phẩm giầy dép |
690 tỷ đồng |
|
4 |
Dự án Nhà máy sản xuất, gia công các sản phẩm giầy dép Viet Fast |
Xã Bắc Thành, huyện Yên Thành |
Công ty Montop Holdings Limited |
8 triệu SP/năm |
Sản xuất, gia công giầy thể thao xuất khẩu |
690 tỷ đồng |
|
5 |
Nhà máy sản xuất, gia công các sản phẩm giầy cao cấp |
CCN Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hoà |
Công ty TNHH Shun An |
4,5 ha; 36 triệu SP các loại/năm |
Sản xuất, gia công mũ giầy, lót giày |
230 tỷ đồng |
|
6 |
Nhà máy sản xuất giầy dép xuất khẩu HuaLi |
KCN Hoàng Mai 1 |
Tập đoàn Hoa Lợi |
25 triệu đôi/năm; 16.000 lao động |
Sản xuất giầy dép xuất khẩu |
75 triệu USD |
Đang triển khai đầu tư |
7 |
Nhà máy sản xuất và gia công giầy dép xuất khẩu HuaLi |
KCN WHA- Zone 1 |
Tập đoàn Hoa Lợi |
13 triệu đôi/năm; 8.000 lao động |
Sản xuất giầy dép xuất khẩu |
38 triệu USD |
Đang triển khai đầu tư |