Kế hoạch 2708/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045

Số hiệu 2708/KH-UBND
Ngày ban hành 28/12/2023
Ngày có hiệu lực 28/12/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Đoàn Ngọc Lâm
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2708/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 28 tháng 12 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI MỘT SỐ NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2023 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

- Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;

- Căn cứ Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 10/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái;

- Căn cứ Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Căn cứ Quyết định số 2888/QĐ-BNN-TS ngày 19/7/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái;

- Căn cứ Kế hoạch số 2520/KH-UBND ngày 11/11/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 20231- 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như sau:

I. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

1. Mục tiêu đến năm 2030

1.1. Mục tiêu chung

Chuyên đôi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi, môi trường, hệ sinh thái sang các nghề khai thác hải sản có ảnh hưởng ít hơn hoặc sang các ngành nghề khác ngoài khai thác thủy sản để từng bước cân bằng lại cường lực khai thác phù hợp với khả năng phục hồi tái tạo nguồn lợi thủy sản; từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả đội tàu cá trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi; cải thiện môi trường làm việc và đảm bảo 100% ngư dân chuyển đổi nghề có việc làm ổn định, thu nhập bảo đảm cuộc sống sau khi chuyển đổi nghề.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn đến năm 2025

- Chuyển đổi 290 tàu cá hoạt động ở vùng biển ven bờ (Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 mét đến dưới 12 mét) và 40 tàu cá hoạt động ở vùng lộng (Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét) đang làm khai thác hải sản sang nghề nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí, các nghề mà địa phương đang có định hướng phát triển.

- Chuyển đổi 50 tàu cá hoạt động ở vùng biển khơi, trong đó tập trung chuyển đổi các tàu làm nghề lưới kéo, rê thu ngừ sang các nghề lồng bẫy, chụp, vây, câu, dịch vụ hậu cần.

- Tập huấn, đào tạo nghề cho 1.100 ngư dân có tàu cá chuyển đổi nghề phù hợp với nghề chuyển đổi mới.

b) Giai đoạn từ năm 2026 - 2030

- Chuyển đổi 390 tàu cá hoạt động ở vùng ven bờ (Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 mét đến dưới 12 mét), và 60 tàu cá hoạt động ở vùng lộng (Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét) đang làm khai thác hải sản sang nghề nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí, các nghề mà địa phương đang có định hướng phát triển.

- Chuyển đổi 80 tàu cá hoạt động ở vùng biển khơi, trong đó tập trung chuyển đổi các tàu làm nghề lưới kéo, rê thu ngừ sang các nghề lông bẫy, chụp, vây, câu, dịch vụ hậu cần, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí.

- Tập huấn, đào tạo nghề cho 1.600 ngư dân có tàu cá chuyển đổi nghề phù hợp với nghề chuyển đổi mới.

2. Tầm nhìn đến năm 2045

Cơ bản hoàn thiện việc chuyển tàu cá làm nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi hải sản, môi trường, hệ sinh thái của các vùng biển; góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nâng cao hiệu quả quản lý đội tàu cá, ổn định đời sống của ngư dân; tham gia chủ động, có trách nhiệm để phát triển hiệu quả, bền vững ngành khai thác thủy sản.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Công tác truyền thông

- Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn đào tạo nhân rộng các mô hình nghề cá giải trí; các mô hình chuyển đổi từ nghề lưới kéo, nghề rê thu ngừ sang các nghề khác đạt hiệu quả để người dân biết và tổ chức triển khai thực hiện; Hướng dẫn các quy trình mới, đào tạo nghề, tuyên truyền về tác hại của việc khai thác hủy diệt và khai thác ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi, thường xuyên tuyên truyền ngư dân không khai thác hải sản trái phép tại vùng biển nước ngoài.

- Tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân ứng dụng các mẫu tàu mới phù hợp với khai thác hải sản vùng biển khơi, tiến tới thay thế tàu vỏ gỗ bằng vật liệu phù hợp; Ứng dụng ngư cụ, phương pháp khai thác tiên tiến thân thiện với môi trường để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm; Sử dụng các tiến bộ về dự báo ngư trường, mùa vụ khai thác; chuyển giao các máy móc thiết bị mới, ít tốn nguyên liệu để giảm chi phí nhằm nâng cao sản lượng khai thác và hiệu quả kinh tế trong sản xuất.

2. Tăng cường quản lý nhà nước về khai thác thủy sản

[...]