Kế hoạch 2520/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược Phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Số hiệu 2520/KH-UBND
Ngày ban hành 11/11/2021
Ngày có hiệu lực 11/11/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Đoàn Ngọc Lâm
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2520/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 11 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

- Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

- Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Căn cứ Quyết định số 1960/QĐ-BNN-TCTS ngày 06 tháng 5 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược Phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như sau:

I. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

1. Mục tiêu đến năm 2030

1.1. Mục tiêu chung: Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế sản xut - hàng hóa gắn với công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

1.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030:

- Giá trị sản xuất đến năm 2030 đạt 3.064 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sn giai đoạn 2021 - 2030 đạt 2,4%/năm.

- Tổng sản lượng thủy sản sản xuất đạt 122.000 tấn (sản lượng khai thác thủy sản 108.000 tấn; sản lượng nuôi trồng thủy sản 14.000 tấn). Tốc độ tăng trưng sản lượng thủy sản giai đoạn 2021-2030 đạt 3,4%/năm (khai thác thủy sản tăng 3 - 5%/năm, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 1 - 2%/năm).

2. Tầm nhìn đến năm 2045

Thủy sản là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp, kinh tế biển, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm; đảm bảo an sinh xã hội; góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của tổ quốc.

II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Về khai thác thủy sản

- Phát triển khai thác hải sản vùng khơi hiệu quả, bền vững trên cơ sở khai thác đảm bảo phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản theo hạn ngạch giấy phép do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.

- Tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản vùng lộng, vùng ven bờ và khai thác thủy sản nội địa hợp lý, gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân với phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, nghề cá giải trí. Phân bổ hạn ngạch khai thác thủy sản phù hợp.

- Xây dựng cơ cấu nghề khai thác hợp lý, trong đó tập trung phát triển các nghề khai thác như: vây khơi, câu khơi, chụp... Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi các nghề xâm hại lớn đến nguồn lợi, sử dụng nhiều nhiên liệu sang các nghề thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản.

- Tuân thủ các quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Khai thác IUU).

- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển khai thác thủy sản; hình thành một số doanh nghiệp để hợp tác khai thác viễn dương theo Đề án đã được phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Củng cố, đổi mới các tổ, đội, hợp tác xã; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.

- Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, cơ giới hóa, hiện đại hóa tàu cá; giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch đến năm 2030 dưới 10%; đm bảo an toàn thực phẩm cho tàu cá, điều kiện sống và làm việc của thuyền viên phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

- Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các sự cố, rủi ro, thiên tai trên biển. Đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển, tham gia hiệu quả công tác hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

2. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

- Thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống các loài thủy sản theo quy định của Luật Thủy sản làm cơ sở để xác định hạn ngạch, bảo vệ, tái tạo và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản.

- Tổ chức thực hiện đồng quản lý trong khai thác, nuôi trồng, trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ của tỉnh nhằm bảo vệ môi trường sông của loài thủy sản, các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non sinh sống và đường di cư của loài thủy sản bằng cách công nhận và giao quyền quản lý cho các tổ chức cộng đồng. Thành lập khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hòn La - Vũng Chùa.

- Nghiên cứu triển khai Quỹ Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản để huy động các nguồn lực tài chính cho bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế bền vững cho người dân. Hàng năm xây dựng kế hoạch thả bổ sung các đối tượng thủy sản vào các hồ chứa, đập thủy lợi, sông để tái tạo nguồn lợi thủy sản.

- Tổ chức thường xuyên hoạt động thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn:

[...]