ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1161/QĐ-UBND
|
Bình Định, ngày
04 tháng 4 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI MỘT SỐ NGHỀ KHAI THÁC HẢI
SẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
GIAI ĐOẠN 2024-2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số
208/QĐ-TTg, ngày 10/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án chuyển đổi
một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái;
Căn cứ Quyết định số
2888/QĐ-BNN-TS, ngày 19/7/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Ban hành Kế hoạch
triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến
nguồn lợi và môi trường sinh thái;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp
và PTNT tại Tờ trình số 100/TTr-SNN ngày 29/3/2024,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành Kế hoạch chuyển đổi một số nghề khai thác hải
sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh Bình Định
giai đoạn 2024-2030.
Điều 2.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì,
phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển
triển khai thực hiện.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh
và xã hội, Chủ tịch UBND thành phố Quy Nhơn, Chủ tịch UBND thị xã Hoài Nhơn, Chủ
tịch UBND huyện Phù Mỹ, Chủ tịch UBND huyện Phù Cát, Chủ tịch UBND huyện Tuy
Phước; Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tuấn Thanh
|
KẾ HOẠCH
CHUYỂN ĐỔI MỘT SỐ NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN
LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2024-2030
(Kèm theo Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh)
I. THỰC TRẠNG
TÀU CÁ, NGHỀ KHAI THÁC
1. Tàu thuyền khai thác hải
sản
Toàn tỉnh Bình Định có 5.310
chiếc (Quy Nhơn: 863 chiếc, Tuy Phước: 429 chiếc, Phù Cát: 688 chiếc, Phù Mỹ:
991 chiếc và Hoài Nhơn: 2.339 chiếc), cụ thể như sau:
- Phân loại theo nghề khai
thác: Nghề lưới kéo 401 chiếc (chiếm 7,55%), tàu cá hoạt động vùng biển ven bờ
làm các nghề khai thác hải sản có tính xâm hại nguồn lợi thủy sản cao 222 chiếc
(chiếm 4,18%), tàu cá hoạt động vùng lộng làm các nghề khai thác hải sản có
tính xâm hại nguồn lợi thủy sản cao (câu mực kiêm lưới mành) 404 tàu (chiếm
7,61%), nghề lưới vây 1.302 chiếc (chiếm 24,52%), nghề lưới rê 288 chiếc (chiếm
5,42%), nghề câu cá ngừ đại dương 1.427 chiếc (chiếm 26,87%), nghề mành chụp
289 chiếc (chiếm 5,44%), tàu dịch vụ hậu cần 226 tàu (chiếm 4,16%), các nghề
khác 751 chiếc (chiếm 14,14%).
- Phân loại theo chiều dài: Tàu
cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên hoạt động vùng khơi 3.240 chiếc (chiếm
61,02%); tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 đến dưới 15m hoạt động vùng lộng
847 chiếc (chiếm 15,95%) và tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 đến dưới 12m hoạt
động vùng bờ 1.223 chiếc (chiếm 23,03%).
2. Một số nghề khai thác hải
sản tác động xâm hại đến nguồn lợi thủy sản, nghề khai thác thủy sản cần chuyển
đổi
Quá trình hoạt động của các nghề
khai thác có tác động gây tổn hại đến nguồn lợi thủy sản, nhưng mức độ tác động
của các nghề khai thác là khác nhau. Bình Định có một số nhóm nghề khai thác có
tính xâm hại nguồn lợi thủy sản cao cần phải nghiên cứu để chuyển đổi sang các
nghề thân thiện với môi trường khác hoặc cần có chính sách hỗ trợ để xả bản nhằm
giảm cường lực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường sinh thái và
phát triển bền vững. Cụ thể như sau:
- Tàu cá hoạt động vùng bờ và
vùng lộng: Đội tàu này có số lượng lớn và thường sử dụng lưới có kích thước mắt
lưới tương đối nhỏ nên khai thác được nhiều cá con và hoạt động không hiệu quả.
Do vậy cần chuyển đổi và cắt giảm số tàu này để giảm cường lực khai thác lên
vùng biển ven bờ và vùng lộng sẽ góp phần tái tạo, bổ sung nguồn lợi thủy sản
và đảm bảo phát triển bền vững.
- Nghề lưới kéo: Nghề lưới kéo
được coi là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
và nguồn lợi thủy sản. Tàu làm nghề lưới kéo theo quy định phải hoạt động ở
vùng lộng và vùng khơi, không được hoạt động vùng biển ven bờ. Tuy nhiên, phần
lớn tàu lưới kéo của Bình Định hoạt động ở vùng biển ven bờ ảnh hưởng đến vùng
đáy biển, gây tổn hại lớn hệ sinh thái nền đáy, cỏ biển, san hô,… Ngoài ra, hiệu
quả kinh tế của nghề lưới kéo không ổn định và đang có xu hướng giảm so với
giai đoạn trước, tỷ lệ tàu hoạt động thua lỗ đang ngày một tăng.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Chuyển đổi một số nghề khai
thác hải sản có ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi, môi trường, hệ sinh thái sang các
nghề khai thác hải sản có ảnh hưởng ít hơn hoặc chuyển sang các ngành nghề khác
(ngoài hoạt động khai thác hải sản) để từng bước cân bằng lại cường lực khai
thác phù hợp với khả năng phục hồi tái tạo nguồn lợi thủy sản; từng bước nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả đội tàu cá trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi;
cải thiện môi trường làm việc và đảm bảo 100% ngư dân chuyển đổi nghề có việc
làm ổn định, thu nhập đảm bảo cuộc sống sau khi chuyển đổi nghề, góp phần khắc
phục cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn đến năm 2025:
- Chuyển đổi 342 tàu cá hoạt động
ở vùng biển ven bờ, vùng lộng đang làm khai thác hải sản có tính xâm hại nguồn
lợi thủy sản cao (gồm nghề lưới kéo (giã cào), lưới lồng, nghề ngư cụ kết hợp
ánh sáng) sang các nghề khai thác hải sản khác có ảnh hưởng ít hơn (218 chiếc)
hoặc sang các ngành nghề khác ngoài khai thác hải sản (124 chiếc). Cụ thể:
+ Chuyển đổi 248 tàu cá hoạt
động vùng biển ven bờ (tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 mét đến dưới 12 mét) sang
nghề khai thác hải sản khác ít xâm hại đến nguồn lợi thủy sản 154 chiếc (Quy
Nhơn: 24 chiếc, Tuy Phước: 130 chiếc) và chuyển sang lĩnh vực khác ngoài
khai thác hải sản 94 chiếc (Quy Nhơn 11 chiếc, Tuy Phước 83 chiếc).
+ Chuyển đổi 94 tàu cá hoạt
động vùng lộng (tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét) làm nghề
lưới kéo (giã cào) và nghề mành mực (hoạt động ở ngư trường phía Nam) sang
các nghề khai thác hải sản khác ít xâm hại đến nguồn lợi thủy sản, không vi phạm
khai thác thủy sản ở vùng biển nước ngoài 64 chiếc (Quy Nhơn: 08 chiếc, Phù
Cát: 21 chiếc, Phù Mỹ: 30 chiếc, Hoài Nhơn: 05 chiếc) và chuyển sang lĩnh vực
khác ngoài khai thác hải sản: 30 chiếc (Quy Nhơn: 24 chiếc, Hoài Nhơn: 06
chiếc).
+ Các tàu chuyển sang nghề khai
thác khác thân thiện với môi trường gồm các nghề: Câu tay, lưới vây, câu cá ngừ
đại dương, dịch vụ hậu cần, …
- Về tập huấn, đào tạo nghề: Tập
huấn, đào tạo nghề cho 2.000 ngư dân có tàu cá chuyển đổi nghề phù hợp với nghề
chuyển đổi mới (kể cả ngư dân bị ảnh hưởng bởi chuyển sang lĩnh vực khác
ngoài khai thác hải sản và ngư dân chuyển đổi sang nghề khai thác khác).
2.2. Giai đoạn từ năm
2026-2030:
- Chuyển đổi 198 tàu cá hoạt động
ở vùng lộng và vung khơi đang làm nghề lưới kéo và nghề câu mực kiêm lưới mành
sang các nghề khai thác hải sản khác có ảnh hưởng ít hơn (133 chiếc) hoặc sang
các ngành nghề khác ngoài khai thác hải sản (65 chiếc). Cụ thể:
+ Chuyển đổi 155 tàu cá hoạt
động vùng lộng làm nghề lưới kéo (giã cào) và nghề mành mực (hoạt động ở ngư
trường phía Nam) có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét sang các
nghề khai thác hải sản khác ít xâm hại đến nguồn lợi thủy sản 90 chiếc (Quy
Nhơn 02 chiếc, Phù Cát 48 chiếc, Phù Mỹ 35 chiếc, Hoài Nhơn 05 chiếc) và chuyển
sang lĩnh vực khác ngoài khai thác hải sản: 65 chiếc (Quy Nhơn 01 chiếc,
Phù Cát 48 chiếc, Phù Mỹ 11 chiếc và Hoài Nhơn 05 chiếc)
+ Chuyển đổi 43 tàu cá hoạt
động vùng khơi (Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên) làm nghề lưới
kéo (giã cào) sang các nghề khai thác khác ít xâm hại đến nguồn lợi thủy
sản hơn như nghề câu tay, lưới vây, câu cá ngừ đại dương, dịch vụ hậu cần …(Quy
Nhơn 06 chiếc, Phù Mỹ 37 chiếc).
- Về tập huấn, đào tạo nghề: Tập
huấn, đào tạo nghề cho 1.000 ngư dân có tàu cá chuyển đổi nghề phù hợp với nghề
chuyển đổi mới (kể cả ngư dân bị ảnh hưởng bởi chuyển sang lĩnh vực khác
ngoài khai thác hải sản và ngư dân chuyển đổi sang nghề khai thác khác).
(Phụ lục I: số lượng tàu cá
chuyển đổi nghề khai thác của các địa phương kèm theo)
III. NHIỆM
VÀ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Truyền
thông về chuyển đổi nghề
- Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn
đào tạo nhân rộng các mô hình nghề cá giải trí; các mô hình chuyển đổi từ nghề
lưới kéo, lưới lồng, xiếc máy… sang các nghề khác đạt hiệu quả để người dân biết
và tổ chức triển khai thực hiện.
- Thông tin, tuyên truyền, phổ
biến các quy định về khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng: Đài phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí, các băng rôn,
áp phích và các cơ quan tuyên truyền để phổ biến các kinh nghiệm tốt, các điển
hình làm ăn giỏi, hướng dẫn các quy trình mới, đào tạo nghề, tuyên truyền về
tác hại của việc khai thác hủy diệt và khai thác ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi,
thường xuyên tuyên truyền ngư dân không khai thác trong các vùng ngư trường thuộc
quản lý của nước khác; tuyên truyền về tác hại của thiết bị đánh cá gây ô nhiễm
rác nhựa trong đại dương.
- Tổ chức hội nghị, tọa đàm, họp
mặt, đối thoại trực tiếp, hội thi, in tờ bướm, lắp đặt pano, băng rôn,... tuyên
truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng về các biện pháp truyền
thông nêu trên góp phần giúp chuyển biến tích cực trong suy nghĩ và hành động của
ngư dân về việc chuyển đổi nghề.
- Tổ chức gặp gỡ, đối thoại với
chủ tàu cá để nắm bắt những nguyện vọng của bà con ngư dân và tạo sự đồng thuận
ủng hộ chủ trương chuyển đổi nghề của Chính phủ.
2. Tăng
cường lãnh đạo, quản lý nhà nước về khai thác thủy sản
- Xây dựng các dự án chuyển đổi
nghề lưới lồng, xung điện xiếc máy, giã cào, câu mực kiêm lưới mành phù hợp với
thực tế của địa phương và phù hợp với quy định tại Điều 6 của Luật Thủy sản số
18/2017/QH14.
- Không cấp văn bản chấp thuận
cho đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá đối với tàu cá làm nghề cấm, nghề hạn
chế phát triển theo quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm, không cấp giấy
phép khai thác thủy sản cho các tàu cải hoán, đóng mới khi không có văn bản chấp
thuận cải hoán đóng mới tàu cá.
- Rà soát, trình UBND tỉnh sửa
đổi tiêu chí đặc thù của tỉnh trong việc cấp văn bản chấp thuận cải hoán, đóng
mới thay thế tàu cá của của tỉnh đối với các tàu mục nát, chìm đắm, mất tích,
phá dỡ... nhưng phải đảm bảo cắt giảm số tàu trung bình hàng năm tối thiểu từ
1,5% đối với tàu hoạt động vùng khơi, 4% số tàu hoạt động vùng lộng và 5% đối với
tàu hoạt động vùng biển ven bờ trên tổng số tàu cá hiện có của tỉnh, bắt đầu thực
hiện từ năm 2024; không bổ sung các nghề khai thác hải sản có ảnh hưởng lớn đến
nguồn lợi thủy sản, phù hợp với định hướng phát triển nghề khai thác thủy sản của
trung ương và địa phương. Tạm dừng cấp lại giấy phép thuê, mua tàu cá từ nơi
khác về địa phương đối với tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề lưới rê thu ngừ, tàu
cá có tuổi thọ từ 10 năm trở lên.
- Tổ chức quản lý chặt việc thực
hiện hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định đối với nhóm tàu khai thác vùng khơi.
- Tổ chức điều tra đánh giá nguồn
lợi thủy sản trên vùng biển ven bờ, vùng lộng của tỉnh làm cơ sở xác định điều
chỉnh hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản phù hợp, đề xuất UBND tỉnh ban
hành Quyết định công bố hạn ngạch Giấy phép khai thác thuỷ sản vùng lộng và
vùng ven bờ của tỉnh Bình Định.
- Kiểm soát, giám sát chặt chẽ
sản lượng khai thác được từ đội tàu theo quy định khi tàu cá cập cảng bốc dỡ sản
phẩm, đảm bảo sản phẩm khai thác thủy sản được bốc dỡ qua cảng không có nguồn gốc
từ khai thác hải sản IUU.
- Tuần tra, kiểm soát ngăn chặn,
xử lý tàu không có giấy phép, giấy phép hết hạn, hoạt động sai với nội dung của
giấy phép và các hành vi vi phạm khai thác IUU khác tham gia vào hoạt động khai
thác thủy sản.
- Kiểm tra và xử lý nghiêm các
cơ sở đóng tàu cá, cải hoán tàu cá chưa được cấp phép và cải hoán tàu cá, mua
tàu cá chưa được cấp văn bản chấp thuận theo quy định.
3. Về cơ
chế, chính sách
Xây dựng, trình cấp thẩm quyền
ban hành chính sách hỗ trợ cho ngư dân chuyển đổi nghề từ các nghề khai thác hải
sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản, môi trường và hệ sinh thái sang các
nghề khai thác hải sản thân thiện với môi trường gắn với hiện đại hóa tàu cá hoặc
chuyển ra ngoài lĩnh vực khai thác thủy sản phù hợp với định hướng phát triển
nghề cá và điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh.
4. Giải
pháp khuyến ngư
- Ứng dụng, chuyển giao công
nghệ mới trong sản xuất, đổi mới bản tin dự báo ngư trường để người dân nắm bắt
ngư trường của các vùng biển; chuyển giao các máy móc thiết bị mới, ít tốn
nguyên liệu để giảm chi phí nhằm nâng cao sản lượng khai thác và hiệu quả kinh
tế trong sản xuất.
- Xây dựng và chuyển giao mô
hình chuyển đổi nghề nghiệp, ưu tiên các mô hình chuyển đổi tạo được nhiều việc
làm cho lao động. Lựa chọn các nghề yêu cầu kỹ thuật dễ học, dễ thực hành phù hợp
với trình độ học vấn của ngư dân.
5. Kế hoạch
thực hiện
5.1. Năm 2024:
- Thành lập Ban chỉ đạo, Tổ
công tác chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và
môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2024-2030.
- Xây dựng và Ban hành chính
sách hỗ trợ chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và
môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2024-2030.
- Tuyên truyền để chủ tàu cá nắm
rõ được chủ trương của tỉnh về thực hiện chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản
ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh Bình Định
giai đoạn 2024-2030.
- Tổ chức họp các chủ tàu cá để
rà soát, xác định cụ thể số lượng tàu cá chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản
ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh Bình Định
giai đoạn 2024-2030.
5.2. Từ năm 2025-2030: Thực
hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề cho chủ tàu cá và các thuyền viên theo chính sách hỗ
trợ chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường
sinh thái trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2024-2030.
(Phụ lục II: phân công nhiệm
vụ cho các Sở ngành liên quan kèm theo).
(Phụ lục III: Các Dự án ưu
tiên thực hiện Kế hoạch chuyển đổi nghề kèm theo).
IV. NGUỒN VỐN
THỰC HIỆN
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch
bao gồm nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành, phù hợp với khả năng
cân đối của ngân sách nhà nước, vốn lồng ghép các chương trình, dự án, các nguồn
vốn huy động hợp pháp khác nhằm đầu tư, phát triển khai thác hiệu quả, bền vững.
- Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ
được giao trong Kế hoạch, các sở, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch, dự
toán kinh phí thực hiện để bố trí trong dự toán ngân sách địa phương theo quy định
của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.
- Các sở, ngành và địa phương lồng
ghép các hoạt động, đề án, dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia,
chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác; các dự án Phi Chính Phủ với hoạt
động thuộc Kế hoạch này để triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
và tiết kiệm ngân sách.
- Về vốn đầu tư công nguồn ngân
sách nhà nước dành cho đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về
đầu tư công.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
- Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn
UBND các huyện/thành phố/thị xã ven biển triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi
một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái
trên địa bàn tỉnh Bình Định đạt mục tiêu đề ra.
- Chủ trì, phối hợp với Sở
ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu trình Ủy ban nhân
dân tỉnh ban hành chính sách chuyển đổi nghề khai thác thủy sản ảnh hưởng đến
nguồn lợi thủy sản, môi trường, hệ sinh thái sang các nghề khai thác hải sản
thân thiện với môi trường hoặc chuyển ra ngoài lĩnh vực khác.
- Kiểm tra, giám sát đánh giá
việc thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ hoặc đột xuất theo quy
định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan, Sở Kế hoạch và
Đầu tư tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, bố trí vốn đầu tư công để thực hiện
các hạng mục đầu tư thuộc Kế hoạch theo quy định.
3. Sở Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh đề xuất
trung ương hỗ trợ kinh phí chuyển đổi nghề theo Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày
10/3/2023 của Chính phủ (đối với tỉnh không cân đối được ngân sách).
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị
liên quan của cấp tỉnh, huyện, xã xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện
để bố trí dự toán ngân sách các cấp địa phương hằng năm theo quy định của Luật
Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành.
Đối với kinh phí do ngân sách
Trung ương hỗ trợ, Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan tham mưu cơ quan có thẩm
quyền phân bổ theo quy định.
4. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân
tỉnh tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho người lao động chuyển đổi
nghề từ khai thác hải sản qua các ngành nghề khác trên địa bàn tỉnh.
- Chủ động phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường
công tác đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động là thuyền viên
tàu cá; trong đó, ưu tiên đối tượng là ngư dân tham gia chuyển nghề, xuất khẩu
lao động.
5. Sở Thông tin và Truyền
thông
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch
truyền thông về các mô hình chuyển đổi nghề hiệu quả, về công tác bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy sản. Chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí và hệ thống
thông tin cơ sở thông tin trên địa bàn tỉnh, tuyên truyền về quan điểm, mục
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch.
6. Các sở, ngành liên quan
Có trách nhiệm phối hợp để thực
hiện các nội dung của kế hoạch có liên quan đến ngành, lĩnh vực được phân công
phụ trách.
7. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố ven biển
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện
Kế hoạch này tại địa phương đạt hiệu quả
- Chủ trì triển khai thực hiện
các chính sách về chuyển đổi nghề khai thác thủy sản ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy
sản, môi trường, hệ sinh thái sang các nghề khai thác hải sản thân thiện với
môi trường; chính sách xả bản tàu cá trên địa bàn quản lý.
- Bố trí nguồn vốn từ ngân sách
địa phương và có cơ chế chính sách cụ thể phù hợp với tình hình của địa phương
để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, khai thác và
quản lý nghề khai thác hải sản hiệu quả, bền vững.
- Định kỳ trước ngày 15 tháng
12 hàng năm gửi báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch này gửi về UBND tỉnh
qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn theo quy định./.
PHỤ LỤC I
SỐ LƯỢNG TÀU CÁ CHUYỂN ĐỔI NGHỀ KHAI THÁC CỦA CÁC ĐỊA
PHƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh)
1. GIAI ĐOẠN 2024 - 2025
Địa phương
|
Vùng hoạt động
|
Tổng
|
Tổng
|
Vùng bờ (6 -<12m)
|
Vùng lộng (12-<15m)
|
Chuyển sang nghề khai thác hải sản khác
|
Chuyển sang lĩnh vực khác ngoài khai thác hải sản
|
Chuyển sang nghề khai thác hải sản khác
|
Chuyển sang lĩnh vực khác ngoài khai thác hải sản
|
Chuyển sang nghề khai thác hải sản khác
|
Chuyển sang lĩnh vực khác ngoài khai thác hải sản
|
Quy Nhơn
|
24
|
11
|
8
|
24
|
32
|
35
|
67
|
Tuy Phước
|
130
|
83
|
0
|
0
|
130
|
83
|
213
|
Phù Cát
|
0
|
0
|
21
|
0
|
21
|
0
|
21
|
Phù Mỹ
|
0
|
0
|
30
|
0
|
30
|
0
|
30
|
Hoài Nhơn
|
0
|
0
|
5
|
6
|
5
|
6
|
11
|
Tổng
|
154
|
94
|
64
|
30
|
218
|
124
|
342
|
248
|
94
|
342
|
|
2. GIAI ĐOẠN 2026 - 2030
Địa phương
|
Vùng hoạt động
|
Tổng
|
Tổng
|
Vùng lộng (12-<15m)
|
Vùng khơi (>=15m)
|
Chuyển sang nghề khai thác hải sản khác
|
Chuyển sang lĩnh vực khác ngoài khai thác hải sản
|
Chuyển sang nghề khai thác hải sản khác
|
Chuyển sang lĩnh vực khác ngoài khai thác hải sản
|
Chuyển sang nghề khai thác hải sản khác
|
Chuyển sang lĩnh vực khác ngoài khai thác hải sản
|
Quy Nhơn
|
2
|
1
|
6
|
0
|
8
|
1
|
9
|
Tuy Phước
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Phù Cát
|
48
|
48
|
0
|
0
|
48
|
48
|
96
|
Phù Mỹ
|
35
|
11
|
0
|
0
|
35
|
11
|
46
|
Hoài Nhơn
|
5
|
5
|
37
|
0
|
42
|
5
|
47
|
Tổng
|
90
|
65
|
43
|
0
|
133
|
65
|
198
|
155
|
43
|
198
|
|
PHỤ LỤC II
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI MỘT SỐ
NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh)
TT
|
Tên Chương trình
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Thời gian thực hiện
|
Ghi chú
|
1
|
Công tác thông tin, truyền
thông
|
UBND các huyện/TP/TX ven biển
|
Sở Nông nghiệp và PTNT; đài, báo…
|
Hàng năm
|
|
2
|
Xây dựng Kế hoạch chuyển đổi
nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa
bàn địa phương quản lý và triển khai thực hiện
|
UBND các huyện/TP/TX ven biển
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Hết quý 1/2024 ban hành kế hoạch
|
Thực hiện đến hết năm 2030
|
3
|
Rà soát, trình UBND tỉnh sửa
đổi tiêu chí đặc thù của tỉnh trong việc cấp văn bản chấp thuận cải hoán,
đóng mới thay thế tàu cá của tỉnh đối với các tàu mục nát, chìm đắm, mất
tích, phá dỡ...
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các sở, ngành và UBND các huyện/TP/TX ven biển
|
Hết quý 1/2024
|
UBND tỉnh ban hành Quyết định điều chỉnh
|
4
|
Tổ chức quản lý chặt việc thực
hiện hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định đối với nhóm tàu khai thác vùng khơi
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
UBND các huyện/TP/TX ven biển
|
Thường xuyên
|
|
5
|
Kiểm soát, giám sát chặt chẽ
sản lượng khai thác được từ đội tàu theo quy định khi tàu cá cập cảng bốc dỡ
sản phẩm, đảm bảo sản phẩm khai thác thuỷ sản được bốc dỡ qua cảng không có nguồn
gốc từ khai thác hải sản IUU.
|
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND TX Hoài Nhơn (BQL cảng cá Bình Định, Tam
Quan)
|
Biên phòng tỉnh
|
Thường xuyên
|
|
6
|
Tuần tra, kiểm soát ngăn chặn,
xử lý tàu không có giấy phép, giấy phép hết hạn, hoạt động sai với nội dung của
giấy phép và các hành vi vi phạm khai thác IUU khác tham gia vào hoạt động
khai thác thủy sản.
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, UBND các huyện/TP/TX ven biển
|
Hàng năm
|
|
7
|
Kiểm tra và xử lý nghiêm các
cơ sở đóng tàu cá, cải hoán tàu cá chưa được cấp phép và cải hoán tàu cá, mua
tàu cá chưa được cấp văn bản chấp thuận theo quy định.
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
UBND các huyện/TP/TX ven biển
|
Thường xuyên
|
|
8
|
Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân
tỉnh ban hành chính sách chuyển đổi nghề khai thác thủy sản ảnh hưởng đến nguồn
lợi thủy sản, môi trường, hệ sinh thái sang các nghề khai thác hải sản thân
thiện với môi trường hoặc chuyển ra ngoài lĩnh vực khác; chính sách xả bản
tàu cá.
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Sở Tài chính, UBND các huyện/TP/TX ven biển
|
Hết quý 3/2024
|
UBND tỉnh ban hành Quyết định
|
9
|
Ứng dụng, chuyển giao công
nghệ mới trong sản xuất, đổi mới bản tin dự báo ngư trường để người dân nắm bắt
ngư trường của các vùng biển; chuyển giao các máy móc thiết bị mới, ít tốn
nguyên liệu để giảm chi phí nhằm nâng cao sản lượng khai thác và hiệu quả
kinh tế trong sản xuất.
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư quốc gia, các Viện, trường…
|
Thường xuyên
|
|
10
|
Xây dựng và chuyển giao mô
hình chuyển đổi nghề nghiệp, ưu tiên các mô hình chuyển đổi tạo được nhiều việc
làm cho lao động. Lựa chọn các nghề yêu cầu kỹ thuật dễ học, dễ thực hành phù
hợp với trình độ học vấn của ngư dân.
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư quốc gia, các Viện, trường…
|
Thường xuyên
|
|
PHỤ LỤC III
CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THUỘC KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI MỘT SỐ NGHỀ
KHAI THÁC HẢI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh)
TT
|
Tên Dự án
|
Mục tiêu
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Thời gian thực hiện
|
Ghi chú
|
1
|
Dự án điều tra, đánh giá nguồn
lợi thuỷ sản ở vùng biển ven bờ, vùng lộng phục vụ công tác bảo vệ nguồn lợi
và quản lý nghề cá theo Luật Thủy sản 2017
|
Xác định hạn ngạch vùng lộng, ven bờ của tỉnh phục vụ BVNL thủy sản
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Viện nghiên cứu hải sản; Các sở, ngành và địa phương liên quan
|
2024
|
|
2
|
Dự án chuyển đổi tàu cá hoạt
động vùng biển ven bờ làm các nghề khai thác hải sản có tính xâm hại nguồn lợi
thủy sản cao sang các nghề khai thác khác thân thiện với môi trường như câu,
lưới vây, lưới rê đúng quy định của Luật Thủy sản 2017
|
Loại bỏ nghề khai thác gây nguy hại nghiêm trọng đến nguồn lợi
|
UBND các huyện/thành phố/thị xã: Quy Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ,
Hoài Nhơn
|
Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ngành liên quan
|
2024 - 2025
|
|
3
|
Dự án chuyển đổi tàu cá làm
nghề giã cào sang các nghề khai thác khác thân thiện với môi trường như câu,
lưới vây, lưới rê đúng quy định của Luật Thủy sản 2017
|
Loại bỏ nghề khai thác gây tổn hại nghiêm trọng đến nguồn lợi
|
UBND các huyện/thành phố/thị xã: Quy Nhơn, Phù Mỹ, Hoài Nhơn
|
Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ngành liên quan
|
2024 - 2030
|
|
4
|
Dự án chuyển đổi tàu cá hoạt
động vùng lộng làm các nghề khai thác hải sản có tính xâm hại nguồn lợi thủy
sản cao sang các nghề khai thác khác thân thiện với môi trường như câu, lưới
vây, lưới rê đúng quy định của Luật Thủy sản 2017
|
Loại bỏ nghề khai thác có nguy cơ vi phạm vùng biển nước ngoài
|
UBND các huyện/thành phố/thị xã: Quy Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn
|
Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ngành liên quan
|
2024 - 2030
|
|
5
|
Xây dựng và ban hành chính
sách, hỗ trợ sinh kế cho ngư dân chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh
hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh Bình Định từ năm
2024 đến năm 2030
|
UBND tỉnh ban hành chính sách để các địa phương triển khai thực hiện
|
Sở Nông nghiệp và PTNT (Trung tâm quy hoạch Nông nghiệp)
|
Các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển
|
2024
|
|
6
|
Dự án truyền thông về chuyển đổi
nghề khai thác
|
Đào tạo nghề; Phổ biến, tuyên truyền, tập huấn cho ngư dân
|
UBND các huyện/thành phố/thị xã ven biển
|
Sở Lao động Thương binh và xã hội; Các sở, ngành liên quan
|
2024-2030
|
|