Kế hoạch 266/KH-UBND năm 2022 tổ chức bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững do tỉnh Đồng Tháp ban hành

Số hiệu 266/KH-UBND
Ngày ban hành 02/08/2022
Ngày có hiệu lực 02/08/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Huỳnh Minh Tuấn
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 266/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 02 tháng 08 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Kết luận số 250-KL/TU ngày 09/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khoá XI về tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2025; Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 28/02/2022 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về thực hiện Kết luận số 250-KL/TU ngày 09/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khoá XI về tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2025, Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững, nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Thông tin và bồi dưỡng kịp thời những kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững trong toàn hệ thống chính trị và hệ thống giáo dục trên toàn Tỉnh.

- Nội dung, phương pháp và cách thức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của các cơ quan, đơn vị và địa phương cũng như đối tượng được bồi dưỡng; có trọng tâm, tránh lãng phí, huy động thêm các nguồn lực khác theo hướng xã hội hóa nhằm góp phần đảm bảo thực hiện thành công nhiệm vụ đào tạo, cập nhật kiến thức về xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững.

II. CẬP NHẬT KIẾN THỨC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

1. Đối tượng

Báo cáo viên, cộng tác viên dư luận xã hội cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương.

2. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

- Chuyên đề 1: Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, định hướng năm 2030.

- Chuyên đề 2: Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

- Chuyên đề 3: Công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025.

- Chuyên đề 4: Kinh tế tập thể.

3. Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

a) Hình thức tổ chức

- Trực tiếp:

+ Mời Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Tỉnh; Ban Dân vận Tỉnh ủy.

+ Các đồng chí Báo cáo viên cấp Tỉnh.

+ Báo Đồng Tháp; Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp; Cổng Thông tin điện tử Tỉnh.

+ Trường Chính trị Tỉnh; Trường Đại học Đồng Tháp; Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp.

+ Lãnh đạo, chuyên viên tham mưu trong công tác tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Tỉnh, Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới, công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn Tỉnh và kinh tế tập thể thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch Đầu tư, Liên minh Hợp Tác xã Tỉnh.

- Trực tuyến:

+ Thành viên Ban Chỉ đạo, Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới và Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp cấp huyện.

+ Các đồng chí Báo cáo viên cấp huyện, cộng tác viên dư luận xã hội cấp huyện và tương đương.

b) Số lượng và thời lượng

- Số lượng: 100 người/ lớp (trực tiếp cho điểm cầu Tỉnh, trong đó có mời các báo cáo viên cấp tỉnh 39 người; cộng tác viên dư luận xã hội cấp tỉnh 32 người).

- Thời lượng: 02 ngày/ lớp, gồm 04 chuyên đề.

[...]