Kế hoạch 252/KH-UBND về ứng phó với thảm họa dịch bệnh của tỉnh Đắk Nông năm 2020

Số hiệu 252/KH-UBND
Ngày ban hành 20/05/2020
Ngày có hiệu lực 20/05/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Tôn Thị Ngọc Hạnh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 252/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 20 tháng 5 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ VỚI CÁC THẢM HỌA DỊCH BỆNH CỦA TỈNH ĐẮK NÔNG NĂM 2020

Phần I

SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến hết sức phức tạp. Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi ngày càng gia tăng với mức độ lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là các bệnh dịch lây truyền từ động vật sang người, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và thiệt hại lớn về kinh tế cho nhiều quốc gia.

Trong năm 2014, dịch bệnh Ebola đã bùng phát mạnh tại các nước Tây Phi, Tổ chức Y tế thế giới đã phải công bố tình trạng khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng. Bệnh MERS-CoV tiếp tục hoành hành ở 9 quốc gia khu vực Trung Đông và đã xâm nhập vào 18 quốc gia khác; Dịch cúm gia cầm lây sang người mà điển hình là cúm A(H5N1), cúm A(H1N1) vẫn tiếp tục ghi nhận các ca bệnh ở một số quốc gia; cúm A(H7N9) phát hiện tại Trung Quốc từ 3/2013 đến nay vẫn chưa khống chế được và nguy cơ lây lan ra một số quốc gia khác trong khu vực trong đó có Việt Nam; đại dịch Covid-19 xuất hiện từ tháng 12/2019 tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, hiện đang ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu và chưa có thuc và vc- xin đặc trị. Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo các chủng vi rút cúm có khả năng biến đổi, tái tổ hợp tạo nên các chủng vi rút có độc lực cao gây ảnh hưởng lớn ti sức khỏe cộng đồng.

Trong thời gian qua, biến đổi khí hậu, thiên tai cùng với sự phát triển kinh tế đã tạo ra những tác động kép đến nhiều vùng, nhiều địa phương trên cả nước, gây tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt, sạt lở đất, ô nhiễm môi trường, thiếu nước sinh hoạt,... ảnh hưng không nhỏ tới hệ thng y tế và sức khỏe người dân, qua đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Các nghiên cứu ở Việt Nam được công btrên các tạp chí quốc tế cho thấy nhiệt độ tăng góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc sốt xuất huyết, tiêu chảy, tay chân miệng và tăng tỷ lệ nhập viện nht là ở người già và trẻ em. Khi nhiệt độ tăng 1°C thì tăng 3,4-4,6% số trẻ em nhập viện, tăng 7-11% nguy cơ mắc sốt xuất huyết, tăng 5,6% nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng và tăng 1,5% số ca tiêu chảy. Vào những ngày có sóng nhiệt, tỷ lệ người già nhập viện do bệnh tim mạch tăng 13%. Thay đổi các điều kiện khí hậu như độ ẩm, lượng mưa, nhiệt độ có nguy cơ làm gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm và các bệnh mới nổi như sốt xuất huyết, sốt rét, cúm AH5N1, H1N1, bệnh Zika.

Dự báo trong tương lai có thể có thêm nhiều bệnh mới do tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam cũng như tỉnh Đắk Nông.

Phần II

KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ THẢM HỌA DỊCH BỆNH

I. Căn cứ xây dựng kế hoạch

- Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm;

- Nghị đinh 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;

- Nghị định 02/2019/NĐ-CP ngày 02/1/2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự;

- Quyết định số 1042/QĐ-TTg ngày 19/8/2019 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định 02/2019/NĐ-CP ngày 02/1/2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự;

- Căn cứ các Quyết định, hướng dẫn về giám sát, chẩn đoán điều trị hiện hành của Bộ Y tế về phòng chống từng loại bệnh truyền nhiễm như bệnh MERS-Cov, Zika, Ebola, cúm A (H5N1, HaN1, H7N9, H5N6), não mô cầu, viêm não vi rút, liên cầu lợn, rubella, sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi và các bệnh truyền nhiễm khác;

- Căn cứ vào diễn biến tình hình bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

II. Mục tiêu chung

Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra.

III. Mục tiêu cụ thể (theo tình huống dịch bệnh)

1. Tình huống 1: Chưa ghi nhận thảm họa dịch bệnh

Phát hiện sớm ca bệnh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng.

2. Tình huống 2: Khi ghi nhận thảm họa dịch bệnh (dịch lây lan rộng trong cộng đồng)

- Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lan rộng trong cộng đồng (sẽ có Kế hoạch chi tiết khi bệnh dịch nào đó xảy ra).

- Giảm thiểu tác động của dịch đối với cuộc sống của người dân.

IV. Các giải pháp chung

1. Tổ chức, chỉ đạo

- Tăng cường vai trò của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của tỉnh, chđạo các hoạt động phòng, chng dịch theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi của Bộ Y tế. Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh cúm tại địa phương.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ