Kế hoạch 228/KH-UBND năm 2020 hành động giai đoạn 2020-2025 của tỉnh Đắk Nông thực hiện Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030

Số hiệu 228/KH-UBND
Ngày ban hành 06/05/2020
Ngày có hiệu lực 06/05/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Tôn Thị Ngọc Hạnh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 228/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 06 tháng 5 năm 2020

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

GIAI ĐOẠN 2020-2025 CỦA TỈNH ĐẮK NÔNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030

Trong thời gian qua công tác dân số trên địa bàn tnh Đắk Nông đã đạt được kết quả quan trọng, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt, tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong của bà mẹ và trẻ em giảm dần, dịch vụ dân số được mở rộng, cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên, chính sách giảm sinh chỉ thực hiện tốt ở vùng thành thị và những nơi có điều kiện kinh tế phát triển; đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số điều kiện kinh tế khó khăn, mức sinh vẫn còn cao, nhiều gia đình sinh con thứ 3, thứ 4 trở lên. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh chung toàn tnh còn cao (tính đến hết năm 2019 là 108,4 bé trai/100 bé gái), trong đó ở vùng thành thị là 125 bé trai/100 bé gái, vùng nông thôn (105,8 bé trai/100 bé gái). Bên cạnh đó trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng, người dân sinh sống chủ yếu làm nông lâm nghiệp, năng suất lao động thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao 10,52%, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ (còn 31,59%), còn 02 huyện có hộ nghèo trên 30% (huyện Tuy Đức, Đắk Glong) cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Do đó, Kế hoạch hành động giai đoạn 2020-2025 tỉnh Đắk Nông thực hiện Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030 là một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kế hoạch được ban hành nhằm thực hiện tốt công tác dân số, đặc biệt là giảm mức sinh, tiến tới đạt mức sinh thay thế, khống chế tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, tập trung nâng cao chất lượng dân số, chủ động kiểm soát cơ cấu dân số, phân bố dân số hợp lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện cuộc sống người dân, góp phần phát triển tỉnh Đắk Nông nhanh, bền vững.

Phần I

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC DÂN SỐ TỈNH ĐẮK NÔNG TRONG THỜI GIAN QUA

I. Kết quả thực hiện1

1. Quy mô dân số và mức sinh

- Quy mô dân số (số liệu tổng điều tra dân số ngày 01/4/2019) là 622.168 người tăng 132.776 người so với năm 2009, trung bình mỗi năm tăng 13.277 người, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009-2019 là 2,4%.

- Mức sinh giai đoạn 2009-2019 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có giảm nhưng còn hạn chế, từ 2,72 con/phụ nữ năm 2009 xuống còn 2,68 con/phụ nữ năm 2019, mức giảm bình quân 0,004 con/phụ nữ/năm, chưa đạt mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ).

2. Cơ cấu dân số

- Năm 2019, tỷ trọng dân số từ 0 - 14 tuổi 31,6%; 15 - 64 tuổi 64,6%; 65 tuổi trở lên 3,8%; tỷ số phụ thuộc chung 54,9% giảm 3,2% so với năm 2009 (58,1%).

- Tỷ số giới tính khi sinh tỉnh Đắk Nông năm 2019 là 108,4 bé trai/100 bé gái, so với năm 2009 tỷ số này là 102,2 bé trai/100 bé gái, tỷ số giới tính khi sinh sau 10 năm tăng 6,2% trung bình mỗi năm tăng 0,62% và đã vượt qua mức cân bằng tự nhiên. Tuy nhiên tỷ số này vẫn thấp hơn toàn quốc 115,5 bé trai/100 bé gái, vùng Tây nguyên 108,6 bé trai/100 bé gái; và một số tỉnh lân cận như Lâm Đồng 115,8 bé trai/100 bé gái; Đắk Lắk 110 bé trai/100 bé gái.

3. Chất lượng dân số

- Tỷ lệ dân số trong độ tuổi học Trung học phổ thông (và tương đương) năm 2019 là 69%, thấp hơn toàn quốc (72,3%) cao hơn vùng Tây Nguyên (60,7%); tỷ lệ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo có bằng, chứng chỉ của tỉnh là 14,3%, thấp hơn toàn quốc (23,1%) và vùng Tây Nguyên (16,3%). Tuổi kết hôn trung bình lần đầu là 23,7 tuổi, riêng vùng nông thôn 21,3 tuổi thấp hơn toàn quốc (25,2 tuổi), thực tế cho thấy vùng nông thôn một số nơi nghỉ học sớm và kết hôn sớm; tỷ lệ phụ nữ 20-24 tuổi kết hôn lần đầu trước 18 tuổi tỉnh Đắk Nông 18,3% cao gấp đôi so với toàn quốc (9,1%). Tuổi thọ trung bình đạt 70,0 năm, thấp hơn toàn quốc (73,6 năm) và vùng Tây Nguyên (70,3 năm).

- Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh được triển khai từ năm 2013; giai đoạn 1 chtriển khai tại 03 huyện, 01 thành phố (Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song và Gia Nghĩa), đến năm 2018 đã triển khai tại 07 huyện, 01 thành phố trong toàn tỉnh. Phương thức thực hiện là lấy máu gót chân để sàng lọc sơ sinh tại khoa sản Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa huyện (nay là Trung tâm Y tế huyện); sàng lọc trước sinh bằng siêu âm tại 8 Bệnh viện bằng kỹ thuật đo độ mờ da gáy và xét nghiệm máu mẹ. Tất cả các mẫu sàng lọc sẽ được chuyển về Trung tâm Sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh Trường Đại học Y Dược Huế để xét nghiệm. Bước đầu đã phát hiện một số trường hợp bất thường và có hướng xử lý kịp thời.

- Duy trì mô hình Tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân tại 32 xã, phường, thị trấn thuộc 7 huyện và thành phố, duy trì sinh hoạt hàng tháng và nâng cao hiệu quả hoạt động của 128 câu lạc bộ sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên. Câu lạc bộ cung cấp thông tin giải đáp các thắc mắc liên quan đến các vấn đề về dân s, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên (VTN/TN), nam, nữ chuẩn bị kết hôn, đây cũng là nơi cung cấp các tài liệu liên quan đến tuổi dậy thì, đặc điểm tâm sinh lý tuổi vị thành niên, kỹ năng sống,... đồng thời cũng là nơi để các em có thể nói chuyện, tâm sự với các tư vấn viên.

- Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu s trong các năm qua giảm dần; tình trạng hôn nhân cận huyết thống ở một số xã đã được xóa bỏ. Tuy nhiên, tình trạng tảo hôn vẫn còn din ra chủ yếu là ở đồng bào Mông sinh sống tại huyện Đắk Glong và huyện Tuy Đức.

4. Phân bố dân số

Đến nay, tỉnh Đắk Nông có 15,23% dân số sống ở khu vực thành thị tăng 0,53% so với năm 2009 (14,7%). Như vậy, sau 10 năm mức độ đô thị hóa của tỉnh Đắk Nông tăng 0,53%, điều này cho thấy tốc độ đô thị hóa của Đắk Nông rất chậm. Tỷ lệ này thấp hơn rt nhiều với toàn quốc (34,43%) và vùng Tây Nguyên (28,68%).

5. Công tác tuyên truyền, giáo dục dân số

- Trong thời gian qua, công tác truyền thông - giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) và chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS). Công tác truyền thông đã từng bước chuyển trọng tâm từ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) sang Dân số và Phát triển, chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số theo Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; các hoạt động truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số SKSS, KHHGĐ được đẩy mạnh tập trung vào các đợt như: Chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ SKSS, KHHGĐ đến các vùng khó khăn, vùng có mức sinh cao (01 đợt/năm), truyền thông kỷ niệm các ngày lễ lớn như ngày Dân số thế giới 11/7, Tháng hành động quốc gia về Dân số (tháng 12), ngày Dân số Việt Nam 26/12, bên cạnh đó hình thức truyền thông tư vấn trực tiếp tại hộ gia đình, truyền thông trong chức sắc, tôn giáo, sinh hoạt nhóm, sinh hoạt câu lạc bộ được chú trọng thường xuyên và đem lại hiệu quả cao.

- Câu lạc bộ “Không sinh con thứ 3 trở lên” là một trong những hoạt động truyền thông hiệu quả trong công tác truyền thông ở cơ sở tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh, cung cấp kiến thc về sức khỏe sinh sản, KHHGĐ. Tính đến năm 2019 trên địa bàn tỉnh có 62 câu lạc bộ không sinh con thứ 3 trở lên với 2.967 thành viên, nội dung sinh hoạt thường xuyên thay đổi.

- Huy động được đông đảo các lực lượng trong xã hội tích cực tham gia truyền thông DS-KHHGĐ, đưa nội dung truyền thông DS-KHHGĐ vào hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị để truyền thông DS-KHHGĐ cho các thành viên, hội viên và các nhóm đối tượng đặc thù dưới nhiều hình thức phù hợp với thế mạnh của từng ban, ngành, đoàn thể, nhất là những ban, ngành, đoàn thể có tổ chức mạng lưới xuống tận cơ sở như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên tại cơ sở.

- Các cơ quan thông tin đại chúng đã tích cực tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật và các hướng dẫn thực hiện của Đảng và Nhà nước; nêu gương người tốt, việc tốt, các đin hình tiên tiến và phê phán các yếu kém, các vi phạm về DS-KHHGĐ. Các sản phẩm truyền thông DS-KHHGĐ được thiết kế, xây dựng đa dạng về chủng loại, nội dung, hình thức, chất lượng tốt, số lượng nhiều để phục vụ cho truyền thông trực tiếp và cung cấp cho các nhóm đối tượng. Định kỳ hàng năm và đột xuất tổ chức cung cấp thông tin DS- KHHGĐ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên của các cơ quan thông tin đại chúng.

- Các Trung tâm và điểm Tư vấn của hệ thống DS-KHHGĐ, các cơ sở làm dịch vụ kỹ thuật về SKSS, KHHGĐ đã nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc của tư vấn và thời gian tư vấn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Giáo dục giới tính, DS-KHHGĐ, bình đẳng giới được chú trọng. Trường chính trị, các cơ sở Giáo dục chuyên nghiệp đã bổ sung chương trình, nội dung DS-KHHGĐ để giảng dạy cho các học viên.

- Tổ chức tốt các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ truyền thông của hệ thống DS-KHHGĐ và cán bộ truyền thông của các Sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ