Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam tỉnh Hưng Yên đến năm 2030

Số hiệu 85/KH-UBND
Ngày ban hành 07/06/2021
Ngày có hiệu lực 07/06/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Duy Hưng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 85/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 07 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VIỆT NAM TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030;

Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 727/TTr-SYT ngày 29/4/2021;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam tỉnh Hưng Yên đến năm 2030 như sau:

I. CĂN CỨ

1. Căn cứ pháp lý

- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ Sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 21-NQ/TW);

- Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW;

- Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030;

- Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025;

- Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp với vùng, đối tượng đến năm 2030”;

- Quyết định số 537/QĐ-TTg ngày 17/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình truyền thông Dân số đến năm 2030.

- Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 13/102020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030;

- Quyết định số 496/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành làm công tác dân số và phát triển các cấp;

- Quyết định số 2235/QĐ-BYT ngày 29/5/2020 của Bộ Y tế về Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Truyền thông Dân số đến năm 2030;

- Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 08/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình;

- Kế hoạch số 90-KH/TU ngày 05/02/2018 của Tỉnh ủy Hưng Yên về việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới;

2. Căn cứ thực tiễn

Trong những năm qua, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) của tỉnh luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tổng cục Dân số - KHHGĐ (Bộ Y tế), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự phối hợp của các cấp, các ngành, các địa phương và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đánh giá sát tình hình thực tế, triển khai hiệu quả các chính sách, giải pháp đặc thù về công tác Dân số - KHHGĐ, cùng với sự nỗ lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác Dân số - KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở, công tác dân số trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tốc độ gia tăng dân số được khống chế dưới 1% (tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên theo thống kê của ngành Y tế: năm 2016 là 0,75%, năm 2017 là 0,86%; năm 2018 là 0,71%, năm 2019 là 0,78%, năm 2020 là 0,97%). Cơ cấu dân số có sự chuyển dịch tích cực, từ cơ cấu dân số phụ thuộc sang cơ cấu dân số vàng, với số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh.... Chất lượng dân số được cải thiện nhiều mặt: Tỷ lệ suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh; tầm vóc, thể lực người dân Hưng Yên từng bước được nâng cao. Dân số có sự phân bố hợp lý, gắn với quá trình quy hoạch nông thôn mới, đô thị hóa, công nghiệp hóa và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, công tác dân số và KHHGĐ của tỉnh vẫn còn một số hạn chế như:

+ Tổng tỷ suất sinh (TFR- số con trung bình của một người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) vẫn ở mức cao, là một trong 33 tỉnh có mức sinh cao trên cả nước, chưa đạt mức sinh thay thế là 2,1 con/phụ nữ (TFR của Hưng Yên: 2,15 (năm 2016), 2,12 (năm 2017), 2,39 (năm 2018), 2,40 (năm 2019 và 2,40 (năm 2020))

+ Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên có xu hướng tăng cao: Năm 2015 là 14,2%, năm 2016 là 15,8%, năm 2017 là 18,2%, năm 2018 là 19,6%, năm 2019 22,9%, năm 2020 là 23,6%.

+ Tỷ số giới tính khi sinh dù đã giảm (từ mức 130,7/100 tại thời điểm thống kê 01/4/2009, xuống còn 123,6/100 tại thời điểm thống kê 01/4/2019, và giảm xuống còn 118,1/100 vào năm 2020), nhưng vẫn là một trong 10 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất toàn quốc.

+ Các giải pháp phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số, kết cấu hạ tầng chưa được khởi động đồng bộ và toàn diện, đặc biệt là sự tham gia của người dân, doanh nghiệp.

+ Còn tồn tại một bộ phận người dân thích sinh đông con. Một số gia đình còn có quan niệm trọng nam hơn nữ, cố gắng sinh con trai để nối dõi tông đường, thừa kế, nuôi dưỡng bố mẹ khi về già.

+ Phân bổ dân số theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng như quản lý nhập cư, di dân còn nhiều bất cập, chưa tính toán đầy đủ các yếu tố, khả năng tiếp cận các điều kiện dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là nhóm người di cư, tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị mới và nông thôn mới phát triển.

+ Công tác tuyên truyền, giáo dục về dân số ở một số ngành, địa phương, một số nhóm đối tượng trong đó có cả cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, các ngành chưa thực sự được chú trọng. Nhận thức của người dân về chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số phát triển còn hạn chế. Chưa phát huy hiệu quả vai trò của nhà trường trong giáo dục về dân số.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ