Kế hoạch 224/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu 224/KH-UBND
Ngày ban hành 16/01/2018
Ngày có hiệu lực 16/01/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Nguyễn Thị Thu
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 224/KH-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thực hiện Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” và Quyết định số 2614/QĐ-BYT ngày 16 tháng 7 năm 2014 của Bộ Y tế về việc ban hành “Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược trên địa bàn thành phố với các nội dung sau:

Phần I

THỰC TRẠNG NGÀNH DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1. Cơ sở bán buôn

Tổng số cơ sở bán buôn trên địa bàn thành phố là 1.087 công ty gồm: Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp cổ phần hóa, Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH), các chi nhánh.... Các cơ sở bán buôn thuốc nằm rải rác trên 24 quận - huyện, nên công tác quản lý hành nghề dược gặp không ít khó khăn.

Kế hoạch triển khai nguyên tắc “Thực hành tốt phân phối thuốc” - GDP cho hệ thống bán buôn được Sở Y tế thực hiện theo đúng lộ trình của Bộ Y tế (Thông tư số 48/2011/TT-BYT của Bộ Y tế). Tất cả các cơ sở kinh doanh phân phối thuốc đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn GDP mới được cấp phép hoạt động.

Điểm đặc trưng của hệ thống bán buôn dược trên địa bàn thành phố là thị phn thuc kinh doanh tại các trung tâm bán buôn của thành phố đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sử dụng thuốc trên toàn địa bàn thành phố, chiếm 30% cả nước, với sự tham gia của 183 công ty kinh doanh bao gồm cả Doanh nghiệp nhà nước, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, chủ yếu được bố trí ở 02 trung tâm: Trung tâm bán sỉ thuc quận 10 (143 công ty), Trung tâm bán sỉ thuốc Codupha (40 công ty). Sự phân bnày được hình thành một cách tự phát theo từng giai đoạn phát triển khác nhau của thị trường, không theo định hướng hoặc quy hoạch của cơ quan quản lý nhà nước.

Thuốc kinh doanh tại các Trung tâm bán buôn được cung ứng từ nhiều nguồn khác nhau, như từ đại lý chính thức của hãng (Cửa hàng của công ty, đại lý cấp 1, cấp 2 của nhà sản xuất, hoặc mua trực tiếp từ các công ty nước ngoài) hoặc từ nguồn khác. Chất lượng thuốc và giá thuốc rất khác nhau tùy vào mức cung - cầu, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp theo từng thời điểm khác nhau trên thị trường. Do đó, việc quản lý giá thuốc, chất lượng thuốc trên địa bàn thành phố cũng gặp nhiều khó khăn.

Tại thành phố tập trung có quá nhiều công ty phân phối, làm tăng tầng nấc trung gian trong kinh doanh dẫn đến tăng chi phí và khó kiểm soát. Doanh nghiệp nhà nước (Công ty TNHH Một thành viên Dược Sài Gòn - Sapharco hoạt động chưa hiệu quả, các doanh nghiệp nước ngoài núp bóng doanh nghiệp trong nước đã phân phối trực tiếp dù Luật chưa cho phép.

2. Cơ sở bán lẻ

Hệ thống bán lẻ gồm 5.826 cơ sở bán lẻ thuốc (5.243 nhà thuốc tư nhân, 110 nhà thuốc bệnh viện, 473 nhà thuốc doanh nghiệp và 315 đại lý thuốc). Mật độ các cơ sở bán lẻ phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung tại các khu vực xung quanh bệnh viện, phòng khám tư nhân.

Kế hoạch triển khai nguyên tắc “Thực hành tốt nhà thuốc”-GPP cho hệ thống bán lẻ cũng được Sở Y tế thực hiện theo đúng lộ trình của Bộ Y tế (Thông tư số 46/2011/TT-BYT của Bộ Y tế). Tất cả các cơ sở bán lẻ thuốc đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn GPP mới được cấp phép hoạt động. Mô hình nhà thuốc chuỗi phát triển tại thành phố cho thấy nhiều biến chuyển theo hướng tích cực và chuyên nghiệp hơn cho hoạt động bán lẻ thuốc (Chuỗi nhà thuốc Eco, Phano, Pharmacity, SPG...).

Hệ thống bán lẻ dược phẩm tại nhà thuốc bệnh viện thực hiện theo Thông tư số 15/2011/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện, qua đó quy định mức lợi nhuận bán lẻ phụ thuộc vào giá trị của đơn vị đóng gói nhỏ nhất (từ 2 đến 15% và từ 5 đến 20%). Nhìn chung, các nhà thuốc thực hiện đúng quy định về thặng số bán lẻ.

Công tác hậu kiểm, thanh tra chưa đáp ứng yêu cầu thực tế vì chế tài chưa đủ mạnh và thiếu nhân lực; chỉ tập trung chủ yếu cho tiền kiểm cấp phép. Hệ thống các Phòng Y tế quận - huyện quá thiếu về nhân lực, đặc biệt nhân lực dược (hiện có 22 Dược sĩ đại học và 10 Dược sĩ trung học) mà lại phải quản lý địa bàn rộng và nhiều cơ sở bán buôn dược phẩm trên địa bàn.

Tình trạng Dược sĩ đại học phụ trách chuyên môn thường xuyên vắng mặt còn khá phổ biến, đa số người bệnh không được tư vấn tại cơ sở bán lẻ thuốc bởi Dược sĩ đại học. Việc hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý chủ yếu do nhân viên bán thuốc là Dược sĩ trung học và Dược tá đảm trách. Các thuốc kê đơn vẫn được bán tự do không có đơn thuốc của Bác sĩ. Sau khi Bộ Y tế quy định hành nghề dược không yêu cầu hộ khu trên địa bàn, trên thực tế đã xuất hiện tình trạng các Dược sĩ đại học đang làm việc ở tỉnh, nhưng vẫn xin cấp chứng chỉ hành nghề dược tư nhân ở thành phố để mở công ty, nhà thuốc.

Cung ứng thuốc tại các phòng mạch bác sĩ tư nhân đã có nhiều thay đổi, một số bác sĩ đã thiết lập mô hình phòng khám bệnh bên trong (Bác sĩ) - nhà thuốc bên ngoài (Dược sĩ), đây là một mô hình đúng luật nếu có đủ giy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và giấy phép hoạt động phòng khám bệnh, nhưng vẫn còn hiện tượng bác sĩ và nhà thuốc cu kết nâng giá thuốc bất hợp lý. Tình trạng bác sĩ vừa khám bệnh vừa bán thuốc vẫn còn trong khối khám chữa bệnh tư nhân nên rất khó kiểm soát về nguồn gốc, chất lượng và giá cả của thuốc, rất ít đơn thuốc đưa ra các nhà thuốc tư nhân bên ngoài các phòng khám.

3. Tình hình sản xuất thuốc

Tính đến thời điểm hiện nay, trong số 141 nhà máy sản xuất dược phẩm đạt GMP của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh có 28 nhà máy sản xuất dược phẩm đạt GMP-WHO phân bố tại các Khu công nghiệp, đủ sức đáp ứng cho nhu cầu thuốc generic của thành phố. Trong số 28 nhà máy này, có 02 nhà máy đã được Cục Quản lý Dược chứng nhận đạt tiêu chuẩn PIC/S-GMP và EU-GMP (01 dây chuyền thuốc viên nén bao phim và 01 dây chuyền sản xuất thuốc tiêm bột), 03 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP về sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và 01 nhà máy đạt GMP về sản xuất nguyên liệu và thành phẩm các thuốc đặc trị ứng dụng công nghệ sinh học. Ngoài ra, trên địa bàn còn có 02 nhà máy đạt tiêu chun GMP về sản xuất bao bì dùng trong ngành dược (đầu tiên trong cả nước).

Công ty TNHH Một thành viên Dược Sài Gòn - SAPHARCO, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, bao gồm 17 công ty con, trong đó có 5 công ty sản xuất đạt GMP-WHO còn lại là các công ty kinh doanh dược và xuất nhập khẩu thuốc.

Cũng như nhược điểm chung của ngành công nghiệp dược trong nước, các nhà máy sản xuất dược phẩm trên địa bàn thành phố sản xuất chủ yếu các mặt hàng generic thông thường, mang tính trùng lắp, có ít thuốc chuyên khoa, đặc trị; nhiều nhà máy sản xuất cùng một loại hoạt chất, nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập khu từ nước ngoài, đa snhập từ n Độ và Trung Quốc. Hầu hết nhà máy chưa phát huy hết công suất, nhất là các nhà máy doanh nghiệp có vốn nhà nước (Sapharco và các công ty con, công ty liên kết).

Trong đấu thầu thuốc vào bệnh viện, các công ty dược thuộc thành phố quản lý cũng chưa có lợi thế và không có ưu đãi gì (khác với các tỉnh thường chỉ có một nhà máy sản xuất và thường được ưu đãi trong phạm vi tỉnh). Các công ty cũng phải chịu nhiu rào cản: vốn ít, tồn đọng hồ sơ đăng ký thuốc tại Bộ Y tế, cạnh tranh khc liệt với thuc nhập khu và thuc trong nước cùng chủng loại... Tính đến nay, tng số các số đăng ký thuốc còn hiệu lực của các nhà máy sản xuất trên địa bàn là 2.500 số đăng ký, chiếm khoảng 10% tổng số đăng ký còn hiệu lực của cả nước, trong đó số mặt hàng đưa vào sản xuất là 1.400 mặt hàng, chiếm trên 50% tổng số đăng ký được cấp trên địa bàn. Các công ty đã thực hiện nghiêm túc việc sản xuất thuốc theo đúng hồ sơ đã đăng ký với Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế. Tuy nhiên, tình hình cấp số đăng ký tại Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế còn chậm (trung bình từ 1-2 năm mới có số đăng ký kể từ khi nộp hồ sơ), chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất thuốc của các doanh nghiệp. Có tình trạng nhà máy đã khánh thành nhưng chưa thể đi vào hoạt động vì còn chờ thủ tục xin s đăng ký kéo dài hàng năm.

So với mặt bằng chung cả nước, các công ty dược thành phố chưa là thương hiệu ni bật và cũng chưa chiếm tỷ trọng cao trong thuốc sử dụng tại bệnh viện.

Do chênh lệch giá đất và thiếu chính sách khuyến khích, một số công ty dược có quy mô sản xuất lớn đã chuyển nhà máy và kho vận sang Bình Dương (VSIP), Đồng Nai như Stada VN, Roussel VN, United Pharma, Vidipha, OPC, DKSH... mặc dù vẫn giữ trụ sở chính của công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh và xác định thành phố là thị trường trọng điểm.

Các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trong ngành dược có nhiều khởi sắc, mạnh dạn đầu tư theo hướng sản phẩm công nghệ cao, thuốc sinh học, thuốc dược liệu và công nghiệp phụ trợ dược: Khu công nghệ cao có Nanogen, Sanofi, 02 dự án nhà máy phân đoạn huyết tương, 01 dự án sinh phẩm y tế của Mekophar. Oai Hùng - nhà máy bao bì dược đạt GMP đầu tiên, hiện đại nhất khu vực...

Công nghiệp dược hoàn toàn có tiềm năng trở thành mũi nhọn của kinh tế vì thành phố có nguồn nhân lực dược cao, tập trung đông nhất, có thị trường đầu ra (khoảng 100 bệnh viện và 5.000 nhà thuốc) cũng như đầu mối để xuất khẩu. Thực tế, đã có nhiều công ty đa quốc gia đặt hàng các nhà máy thành phố sản xuất gia công để xuất khẩu đi nước khác. Đầu tư nhà máy dược có thể đáp ứng tiêu chuẩn hiện đại (càng đầu tư về sau càng lợi thế), không ô nhiễm, không tốn quá nhiều quỹ đất.

Ngoài ra, trên địa bàn còn có khoảng 70 cơ sở sản xuất hộ cá thể chuyên sản xuất các mặt hàng thuốc có nguồn gốc dược liệu, các bài thuốc cổ truyền với các dạng bào chế hiện đại (viên nang, nén, bột...) hoặc các dạng bào chế cổ truyền (cao đơn, hoàn tán). Tuy nhiên các cơ sở này chưa phát triển mạnh vì thời gian qua Bộ Y tế chỉ gia hạn tồn tại qua từng năm và cũng chưa có quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với các loại hình sản xuất này nên loại hình này chưa phát triển.

[...]
9
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ