Kế hoạch 22/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Hòa Bình ban hành

Số hiệu 22/KH-UBND
Ngày ban hành 05/02/2018
Ngày có hiệu lực 05/02/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Bùi Văn Cửu
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 05 tháng 02m 2018 

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TỈNH HÒA BÌNH

Thực hiện Công văn số 7335/BYT-QLD ngày 22/12/2017 của Bộ Y tế về việc xây dựng Kế hoạch và báo cáo tình hình triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định số 2614/QĐ-BYT ngày 16/7/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành “Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ”;

Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CU

1. Quán triệt, triển khai cụ thhóa những nội dung cơ bản của Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, p phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

2. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu cho giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng như những nhu cầu thực tế đặt ra nhằm từng bước phát triển ngành dược của tỉnh.

3. Xác định rõ trách nhiệm đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thuộc các cấp, ngành và địa phương, trong từng hoạt động cụ thể để hiện thực hóa các mục tiêu của Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân tỉnh Hòa Bình; đáp ứng kịp thời yêu cầu an ninh, quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh và các nhu cầu khẩn cấp khác. Đảm bảo thuốc được sử dụng an toàn, hiệu quả với giá hợp lý. Chú trọng cung ứng thuốc cho đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, người nghèo, đồng bào vùng khó khăn.

- Quan tâm phát triển sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu.

- Đẩy mạnh hoạt động Dược lâm sàng và hoạt động cảnh giác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

2. Mc tiêu c thể đến năm 2020

- 100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh.

- Tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước/tổng số tiền sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế, phấn đấu đến năm 2020 đạt các chỉ số sau:

+ Bệnh viện tuyến tnh đạt 70%;

+ Bệnh viện tuyến huyện đạt 80%.

- Tỷ lệ sử dụng vắc xin sản xuất trong nước tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ đạt 30%.

- 100% cơ sở bán buôn thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt phân phối thuốc”; 100% nhà thuốc, quầy thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”; Trung tâm kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm tỉnh đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc”; 100% bệnh viện có kho thuốc đủ điều kiện bo quản theo tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo qun thuốc”, có phần mềm quản lý dược đến tất cả các khoa lâm sàng.

- 80% bệnh viện tuyến tỉnh, 50% trung tâm y tế tuyến huyện có Dược sỹ được đào tạo chuyên ngành dược lâm sàng.

- Đạt tỷ lệ 1,0 dược sỹ/vạn dân, trong đó Dược sỹ lâm sàng chiếm 30%.

3. Mục tiêu định hướng đến năm 2030

- 100% cơ sở kiểm nghiệm, phân phối, bảo quản thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt” (GPs); 100% các bệnh viện có bộ phận dược lâm sàng và tổ chức hoạt động có hiệu quả; Bệnh viện Đa khoa tỉnh có Dược sỹ trình độ Tiến sỹ, chuyên khoa II chuyên ngành Dược lâm sàng và là đầu mối cho các hoạt động dược lâm sàng, thông tin thuốc.

- Quy hoạch và mở rộng vùng nuôi trồng dược liệu, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn dược liệu trong tỉnh.

- Đạt tỷ lệ 2,0 dược sỹ/vạn dân, trong đó dược sỹ lâm sàng chiếm 30%.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

[...]