Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 2213/KH-UBND năm 2016 kiểm tra, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP từ năm 2009-2015, trên địa bàn các huyện nghèo do tỉnh Điện Biên ban hành

Số hiệu 2213/KH-UBND
Ngày ban hành 27/07/2016
Ngày có hiệu lực 27/07/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Lê Văn Quý
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2213/KH-UBND

Điện Biên, ngày 27 tháng 07 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG THEO NGHỊ QUYẾT 30A/2008/NQ-CP TỪ NĂM 2009-2015, TRÊN ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN NGHÈO

Để đánh giá toàn diện về kết quả 07 năm triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, phân tích rõ những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế nhằm có giải pháp khắc phục và triển khai thực hiện hiệu quả hơn trong giai đoạn 2016-2020;

Trên cơ sở đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Văn bản số 11198/TTr-SLĐTBXH ngày 14/7/2016 về việc phê duyệt Kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP từ năm 2009-2015, trên địa bàn các huyện nghèo;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả 07 năm (2009-2015) triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP (sau đây gọi tắt là Chương trình 30a), cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Kiểm tra thực tế và đánh giá tình hình, kết quả 7 năm triển khai thực hiện Chương trình 30a tại các huyện nghèo.

- Kiểm tra, đánh giá nhng tác động của các chính sách, dự án thành phần của Chương trình 30a đối với người nghèo và công tác giảm nghèo, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân để có giải pháp khắc phục và triển khai thực hiện có hiệu quả trong giai đoạn 2016-2020.

2. Yêu cầu

Việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện khách quan, phản ánh đầy đủ, chính xác thực tế tình hình, kết quả triển khai thực hiện và những tác động của Chương trình 30a tại các huyện nghèo; việc đề xuất các giải pháp phải theo đúng quy định, hướng dẫn của Trung ương và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi

Các nội dung hoạt động thuộc Đề án Phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững của các huyện: Mường Ảng, Mường Nhé, Tủa Chùa, Điện Biên Đông và Nậm Pồ từ khi triển khai thực hiện hết đến ngày 31/12/2015; trong đó trọng tâm đối với các hoạt động sử dụng nguồn vốn Chương trình 30a.

2. Đối tượng

UBND huyện, Ban Chỉ đạo giảm nghèo, các phòng, ban chuyên môn cấp huyện, UBND và Ban giảm nghèo cấp xã của một số xã trên địa bàn các huyện: Mường Ảng, Mường Nhé, Tủa Chùa, Điện Biên Đông và Nậm Pồ.

III. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Nội dung

- Kiểm tra, đánh giá về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và cơ chế quản lý điều hành Chương trình tại các huyện.

- Kiểm tra, đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện và tác động, hiệu quả, thực trạng của các công trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng; các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề...;

- Tham vấn đối tượng thụ hưởng các chính sách, dự án thuộc Chương trình 30a tại các huyện.

- Đánh giá những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

- Đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án giảm nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP tại các huyện.

- Kiến nghị và đề xuất các giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2016-2020.

2. Phương pháp

- Xem xét báo cáo, làm việc và kiểm tra, đánh giá vai trò, trách nhiệm, hiệu quả hoạt động, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của UBND, Ban Chỉ đạo giảm nghèo, các phòng, ban chuyên môn cấp huyện và UBND, Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp xã; kiểm tra tính xác thực giữa báo cáo với tình hình thực tế.

- Kiểm tra tình hình, kết quả, chất lượng, hiện trạng, hiệu quả quản lý, vận hành, khai thác và tác động của các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đi với cộng đồng và đời sống nhân dân; phỏng vấn, tham vấn ý kiến của các bên liên quan và của người dân tại cơ sở, trong đó kiểm tra, xác minh thực tế (mỗi huyện lựa chọn ít nhất 02 xã; mi xã lựa chọn ít nhất 2-3 thôn/bản hoặc công trình, dự án và 5-10 hộ dân để tham vấn).

- Đánh giá về tình hình, kết quả thực hiện trên địa bàn và trao đổi, thảo luận những vấn đề còn tồn tại, hạn chế; trên cơ sở đó thống nhất các nội dung kết quả kiểm tra bằng văn bản.

[...]