Kế hoạch 218/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động 06-CTr/TU về phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác gắn với tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực tỉnh An Giang năm 2022

Số hiệu 218/KH-UBND
Ngày ban hành 15/04/2022
Ngày có hiệu lực 15/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Trần Anh Thư
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 218/KH-UBND

An Giang, ngày 15 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 06-CTR/TU NGÀY 29/6/2021 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC GẮN VỚI TỔ CHỨC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG CHỦ LỰC TỈNH AN GIANG NĂM 2022

Căn cứ Quyết định số 2881/QĐ-UBND ngày 03/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 29/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác gắn với tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình trong năm 2022, cụ thể như sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

- Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vai trò kinh tế tập thể nhằm huy động sức mạnh tổng hợp đẩy nhanh phát triển các tổ chức đại diện nông dân gắn với thực hiện liên kết sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững;

- Phát triển các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) nông nghiệp gắn với tổ chức sản xuất 06 ngành hàng chủ lực của tỉnh gồm lúa gạo (nếp), rau màu, cá tra, xoài, heo, bò và các sản phẩm tiềm năng khác theo xu thế liên kết, ứng dụng công nghệ mới;

- Đổi mới phương thức và hình thức hoạt động của các HTX, THT theo hướng hiện đại, hiệu quả, xóa bỏ tư duy bao cấp, lạc hậu;

- Phát triển mối quan hệ sản xuất giữa hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc thị trường, đôi bên cùng có lợi; tổ chức hoạt động của các HTX, THT gắn với liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ các ngành hàng chủ lực theo hướng chuyên canh, quy mô công nghiệp và phù hợp kinh tế thị trường, đặc biệt trong điều kiện dịch Covid-19.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Về hợp tác xã:

+ Song song với duy trì và nâng chất, sẽ thành lập mới trên 20 HTX phục vụ phát triển các ngành hàng chủ lực của tỉnh;

+ Tăng cường các hoạt động gắn kết để ít nhất 30% số HTX trên địa bàn tham gia liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp hoặc có doanh nghiệp tham gia vào tổ chức và hoạt động của HTX. Trong đó, mỗi UBND cấp huyện tập trung hỗ trợ tối thiểu 03 HTX trong hoạt động tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết bền vững với doanh nghiệp, trở thành HTX tiêu biểu, có khả năng nhân rộng toàn tỉnh;

+ Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn bộ máy quản lý điều hành của HTX đạt trình độ cao như đại học, cao đẳng, trung cấp; trong đó khuyến khích các chuyên ngành kinh tế;

+ Mỗi UBND cấp huyện: lựa chọn đầu tư để nhân rộng ít nhất 02 HTX về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, gắn với sản phẩm chủ lực của địa phương (hướng đến có sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao hoặc các sản phẩm tiềm năng).

- Về tổ hợp tác:

+ Thành lập mới hoặc nâng chất 248 THT; trong đó tập trung thành lập mới các THT tại những tiểu vùng, khu vực sản xuất chưa có HTX, THT;

+ Tuyên truyền, tạo điều kiện nâng chất để phát triển ít nhất 05% THT trên tổng số THT hiện có tại địa phương lên HTX. Các THT còn lại phải được thường xuyên quan tâm, củng cố để thực hiện được việc liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ nông lâm thủy sản cho thành viên, tạo nền tảng cho liên kết phát triển thành chuỗi giá trị theo từng ngành hàng.

Bảng Kế hoạch chi tiết phát triển các HTX, THT gắn với tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng:

STT

Đơn vị

Dự kiến thành lập, nâng chất

Tổng số HTX, THT thành lập, nâng chất

Trồng trọt

Chăn nuôi

Thủy sản

HTX

THT

HTX

THT

HTX

THT

HTX

THT

Tổng

 

24

231

1

13

2

4

27

248

1

Long Xuyên

1

21

 

 

 

 

1

21

2

Châu Đốc

1

15

 

 

 

 

1

15

3

Tân Châu

1

24

1

1

1

1

3

26

4

An Phú

3

9

 

 

 

1

3

10

5

Phú Tân

3

20

 

 

 

 

3

20

6

Chợ Mới

2

20

 

3

 

 

2

23

7

Thoại Sơn

1

10

 

1

 

 

1

11

8

Châu Thành

3

14

 

1

1

1

4

16

9

Châu Phú

3

40

 

2

 

1

3

43

10

Tri Tôn

3

40

 

3

 

 

3

43

11

Tịnh Biên

3

18

 

2

 

 

3

20

II. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

1. Tổ chức sản xuất

a) Nội dung thực hiện

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch phát triển hệ sinh thái HTX đối với 06 ngành hàng chủ lực (lúa, rau màu, xoài, cá tra, bò sữa và heo); các ngành hàng này được tổ chức sản xuất theo hướng chuyên canh hàng hóa quy mô lớn, với quy trình chuẩn, đồng bộ từ giống, canh tác, thu hoạch, chế biến, bảo quản, đóng gói theo yêu cầu của thị trường; sản phẩm sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước; trong đó:

+ Các HTX, THT là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong sản xuất, trở thành đơn vị tổ chức sản xuất của vùng, đảm bảo quy trình canh tác đúng như hợp đồng đã ký kết với doanh nghiệp, nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường;

+ Các doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính trong tiêu thụ sản phẩm, đầu tư xây dựng hệ thống sơ chế, chế biến, bảo quản, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, đầu tư hoàn chỉnh hệ thống logistics, phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản tại các vùng nguyên liệu, thuận lợi giao thông, lao động;

- Đẩy nhanh triển khai phương thức tập trung đất đai, tạo vùng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn có khả năng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ theo nhu cầu của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành hàng thông qua phương thức hộ nông dân, chủ trang trại liên kết sản xuất với hợp tác xã.

[...]