Kế hoạch 300/KH-UBND năm 2022 về sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices - GAP) gắn với truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 300/KH-UBND
Ngày ban hành 25/08/2022
Ngày có hiệu lực 25/08/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Huỳnh Minh Tuấn
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 300/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 25 tháng 08 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC, THEO QUY TRÌNH THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT (GOOD AGRICULTURAL PRACTICES - GAP) GẮN VỚI TRUY XUẤT NGUỒN GỐC, MÃ SỐ VÙNG TRỒNG VÀ MÃ SỐ CƠ SỞ ĐÓNG GÓI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

Thực hiện Điều 63, 64 và 75, Luật Trồng trọt; Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính Phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc; Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chỉ thị số 1838/CT- BNN-BVTV ngày 28/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu; Quyết định số 888/QĐ-UBND-HC ngày 09/8/2022 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices - GAP) gắn với truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022 - 2025, nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU

1.1. Mục tiêu

- Xây dựng, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết tại vùng sản xuất hàng hóa tập trung trên cơ sở hợp đồng; nâng cao tỉ lệ diện tích áp dụng quy trình GAP và các tiêu chuẩn khác theo yêu cầu thị trường, tạo điều kiện cấp chứng nhận chất lượng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở nhà đóng gói và truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc trong chuỗi giá trị cho các nông sản chủ lực của tỉnh, tạo sự liên kết chặt chẽ trong từng khâu sản xuất trồng trọt, vận chuyển, thu gom, sơ chế, chế biến, kinh doanh, kiểm soát được chất lượng sản phẩm; tạo lòng tin của người tiêu dùng, hình thành thói quen tiêu dùng thực phẩm an toàn có địa chỉ. Đồng thời, nâng cao nhận thức nhằm thay đổi hành vi của người sản xuất theo hướng minh bạch thông tin sản phẩm.

- Rà soát việc đào tạo tư vấn viên của VietGAP cho cán bộ chuyên môn trên địa bàn Tỉnh; tránh trùng lấp nội dung thực hiện đào tạo, thí điểm chứng nhận LocalGAP. Trọng tâm, nâng cấp chức năng các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Tỉnh có đủ điều kiện, năng lực tư vấn, kiểm tra, đánh giá và được chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP.

1.2. Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025

- Cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói: Thiết lập và cấp mã số vùng trồng đạt 100% diện tích vùng trồng đủ điều kiện cấp mã số (lúa 162.267 ha, cây ăn trái 31.235 ha và rau màu 4.660 ha), cấp mã số cơ sở đóng gói nông sản (100% nhu cầu cơ sở) (Phụ lục 1,2).

- Diện tích áp dụng quy trình GAP trên nền diện tích được cấp mã số vùng trồng: Đến năm 2025, tỉ lệ diện tích đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP (lúa 36.145 ha chiếm 22,3%, cây ăn trái 8.462 ha chiếm 27,1% và rau màu 926 ha chiếm 19,9%,); diện tích sản xuất đạt chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm (lúa 126.122 ha chiếm 77,8%, cây ăn trái 22.813 ha chiếm 73% và rau màu 3.784 ha chiếm 81,2%) (Phụ lục 1).

- Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc: 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm theo nguyên tắc truy xuất một bước trước - một bước sau để bảo đảm khả năng nhận diện, truy tìm một đơn vị sản phẩm tại các công đoạn xác định của quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm, 20% cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn trong chuỗi.

- 100% diện tích vùng trồng được cấp mã số áp dụng mô hình sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tiết kiệm, hiệu quả.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

2.1. Công tác tuyên truyền, tập huấn

Xây dựng tài liệu hướng dẫn tiêu chuẩn GAP; thiết lập mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đối với các cây trồng chủ lực (cây ăn trái, lúa, rau màu) có tiềm năng xuất khẩu, các quy định mới, các thay đổi về yêu cầu kỹ thuật của nước nhập khẩu liên quan đến mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói; thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc; tài liệu hướng dẫn quản lý sử dụng phân bón, thuốc BVTV an toàn và hiệu quả; chương trình giám sát dư lượng thuốc BVTV và thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV tại vùng trồng: Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật cấp tỉnh, huyện và tập huấn kiến thức cho 100% nông dân và doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

2.2. Triển khai nhân rộng các mô hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV tiết kiệm, hiệu quả

Triển khai, nhân rộng các mô hình về tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, nồng độ và đúng phương pháp tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời xây dựng các mô hình xanh tuần hoàn, tận dụng các phế phẩm trong nông nghiệp làm phân hữu cơ cung cấp lại cho cây trồng (Phụ lục 3).

2.3. Công tác thiết lập và cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và áp dụng GAP, đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP)

2.3.1. Công tác thiết lập hồ sơ và đề nghị cấp mã số, giấy chứng nhận

Hướng dẫn lập danh sách, hoàn thiện hồ sơ đăng ký cấp mã số vùng trồng, và hồ sơ đăng ký cấp mã số cơ sở đóng gói của các doanh nghiệp, công ty sản xuất kinh doanh nông sản; kiểm tra đánh giá thực địa vùng trồng, cơ sở đóng gói và cấp mã số.

2.3.2. Công tác đào tạo, đánh giá và cấp chứng nhận GAP

- Phối hợp với các Viện, Trường, Tổ chức chứng nhận để đào tạo tư vấn viên của VietGAP cho cán bộ chuyên môn trên địa bàn Tỉnh; nâng cấp chức năng các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Tỉnh có đủ điều kiện, năng lực tư vấn, kiểm tra, đánh giá và được chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP.

- Rà soát, thông tin đến các vùng, tổ chức, cá nhân, HTX có nhu cầu áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và hướng dẫn hồ sơ trình tự thủ tục để được hỗ trợ chính sách Nghị quyết số 44/2021/NQ-HĐND ngày 17/8/2021 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (gọi tắt Nghị quyết số 44/2021/NQ-HĐND).

- Trình tục thủ tục hỗ trợ và kinh phí thực hiện theo Nghị quyết số 44/2021/NQ-HĐND.

2.3.3. Công tác hướng cấp chứng nhận điều kiện an toàn thực phẩm

Hướng dẫn hồ sơ trình tự thủ tục cấp giấy đủ điều kiện ATTP:

- Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá nội bộ, vùng trồng đủ điều kiện ATTP (Phòng Kinh tế/ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố trên địa bàn Tỉnh).

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ