Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 211/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 46/CT-TTg về tăng cường công tác Dinh dưỡng trong tình hình mới do tỉnh Hà Nam ban hành

Số hiệu 211/KH-UBND
Ngày ban hành 24/01/2018
Ngày có hiệu lực 24/01/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Bùi Quang Cẩm
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 211/KH-UBND

Hà Nam, ngày 24 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 46/CT-TTG NGÀY 21 THÁNG 12 NĂM 2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DINH DƯỠNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Thực hiện Chỉ thị số 46/CT-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác Dinh dưỡng trong tình hình mới (gọi tắt là Chỉ thị), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và Nhân dân.

- Tăng cường công tác dinh dưỡng, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi; giảm tỷ lệ thừa cân - béo phì; cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng; đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, giảm nguy cơ bệnh tật, tăng cường sức khỏe cho Nhân dân tỉnh Hà Nam.

2. Yêu cầu

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan quán triệt sâu sc nội dung Chỉ thị 46/CT-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

- Phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác dinh dưỡng trong tình hình mới.

- Tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác dinh dưỡng.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông.

- Quán triệt Chỉ thị số 46/CT-TTg; triển khai Kế hoạch thực hiện Chỉ thị đến các cấp, ngành và mọi người dân.

- Tập trung phổ biến các khuyến nghị, chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn phù hợp trong từng nhóm tuổi, nhóm đối tượng đặc thù và sử dụng nguồn thực phẩm tại địa phương phù hợp với từng khẩu vị theo từng khu vực.

- Đy mạnh công tác truyền thông vận động, nâng cao kiến thức về tầm quan trọng của công tác dinh dưỡng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; đa dạng hóa các hoạt động truyền thông đại chúng với các loại hình, phương thức, nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng nhm nâng cao hiểu biết và thực hành cho mọi tầng lớp Nhân dân.

- Giáo dục dinh dưng và thể chất trong hệ thống trường học. Xây dựng và triển khai chương trình dinh dưỡng học đường. Từng bước thực hiện thực đơn tiết chế dinh dưỡng và sữa học đường cho lứa tuổi mầm non và tiểu học. Xây dựng mô hình phù hợp với từng địa phương và đối tượng.

- Tăng cường xã hội hóa huy động nguồn lực và phối hợp liên ngành nhằm thông tin tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và thực hiện các mục tiêu về dinh dưỡng.

2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Có cơ chế hợp lý để thu hút đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực về công tác tại tỉnh và các địa phương.

- Mở rộng đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ chuyên trách về dinh dưỡng, dinh dưỡng tiết chế và an toàn thực phẩm. Đào tạo cán bộ chuyên sâu làm công tác dinh dưỡng (sau đại học, cử nhân, kỹ thuật viên dinh dưỡng, dinh dưỡng tiết chế).

- Củng cố và phát triển đội ngũ, nâng cao năng lực quản lý, điều hành các chương trình hoạt động dinh dưỡng cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng đặc biệt là mạng lưới cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng ở tuyến cơ sở.

- Phối hợp đào tạo theo chỉ tiêu và nhu cầu của xã hội; tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực cho lĩnh vực dinh dưỡng.

3. Tăng cường chuyên môn kỹ thuật công tác y tế

- Tập trung giải quyết các vấn đề suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu vi chất dinh dưỡng, thừa cân - béo phì, dinh dưỡng dự phòng và điều trị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, các bệnh không lây nhiễm khác và dinh dưỡng cho người cao tuổi; chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, ăn mặn, ăn ít rau và trái cây, thiếu vận động thể lực; chế độ dinh dưỡng cho người lao động, người bệnh.

- Đẩy mạnh chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em trong 1.000 ngày đầu đời, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý đối với học sinh mẫu giáo, tiểu học và dinh dưỡng trong bữa ăn gia đình nhm sớm chấm dứt các thể suy dinh dưỡng. Tăng cường phòng chống các rối loạn chuyển hóa, các yếu tố nguy cơ sức khỏe liên quan đến dinh dưỡng.

4. Hoàn thiện, thực hiện chính sách, đưa chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng là chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

- Tiếp tục tập trung chỉ đạo để thực hiện chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Sớm đưa chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi là một chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu về dinh dưỡng.

[...]