Kế hoạch 7311/KH-UBND năm 2018 thực hiện công tác dinh dưỡng trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2018-2020

Số hiệu 7311/KH-UBND
Ngày ban hành 13/07/2018
Ngày có hiệu lực 13/07/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Nguyễn Hòa Hiệp
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7311/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 13 tháng 7 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC DINH DƯỠNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

Thực hiện Chỉ thị số 46/CT-TTg ngày 21/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác dinh dưỡng trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2020 như sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2013 - 2017

1. Công tác triển khai

Thực hiện Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ban hành Kế hoạch số 11446/KH-UBND ngày 30/12/2013 về thực hiện Chiến lược dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2020, giao Sở Y tế là cơ quan đầu mối triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch. Các sở, ban, ngành được giao nhiệm vụ, các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn có bộ phận, cán bộ phụ trách công tác dinh dưỡng; 100% ấp, khu phố có cộng tác viên dinh dưỡng.

2. Công tác truyền thông, vận động, giáo dục phổ biến kiến thức và thực hành dinh dưỡng đến người dân

a) Qua 05 năm (2013 - 2017) thực hiện Kế hoạch chiến lược quốc gia về dinh dưỡng tại Đồng Nai, công tác truyền thông được đẩy mạnh, đã kịp thời giáo dục, phổ biến kiến thức, vận động thực hành dinh dưỡng hợp lý.

b) Hàng năm, tổ chức nhiều đợt truyền thông với nhiều nội dung về dinh dưỡng như: Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 06 tháng đầu, hướng dẫn chế độ ăn cho trẻ nhỏ, các lời khuyên về dinh dưỡng, góp phần tích cực trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

3. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu của Chiến lược dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 - 2017

a) Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) của trẻ em dưới 05 tuổi trên toàn tỉnh đã giảm nhanh: Từ 10,4% năm 2013 xuống 8,6% năm 2017 đạt mục tiêu đề ra.

b) Quản lý, theo dõi gần 100% bà mẹ có thai và bà mẹ có con nhỏ < 05 tuổi.

c) Trên 90% phụ nữ có thai được uống viên sắt.

d) Từ năm 2013 - 2017 đã cho 99,4% (1.370.153/1.378.711 lượt) trẻ 6 - 36 tháng tuổi uống bổ sung Vitamin A.

đ) Tlệ hộ gia đình sử dụng muối I-ốt (đủ tiêu chuẩn phòng bệnh từ 20 ppm - 40 ppm) giảm dần: Năm 2013 là 73,05% tới năm 2017 là 61,7%; I-ốt niệu trung vị năm 2017 là 8,81 mcg/dl thấp hơn tiêu chuẩn phòng bệnh (≥ 10 mcg/dl).

e) Trong giai đoạn này đã tiến hành 02 đợt khám sàng lọc bướu cổ cho 4.863 em học sinh từ 6 - 10 tuổi tại các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh. Năm 2014 tỷ lệ bướu cổ ở học sinh 6 - 10 tuổi là 1,7%, năm 2017 tỷ lệ này giảm còn 1,2 %.

g) Trong 05 năm qua tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu đời tăng (năm 2010 0%, năm 2015 đạt 32,4%, năm 2017 đạt 43,7%), đạt so với chỉ tiêu kế hoạch chiến lược đề ra.

4. Đánh giá chung

Qua thời gian triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh, một số chỉ tiêu đạt và vượt Kế hoạch nhưng tỷ lệ còn thấp như: tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu đời, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối I-ốt. Nguyên nhân do công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về dinh dưỡng tại một số địa phương gặp khó khăn, địa bàn rộng, dân cư sống không tập trung.

Phần 2

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC DINH DƯỠNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2020, bữa ăn của người dân được cải thiện, cân đối hơn về chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh; giảm suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp còi được giảm mạnh, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì, góp phần hạn chế các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh không nhiễm khác và dinh dưỡng cho người cao tuổi.

2. Các mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu 01: Tiếp tục cải thiện, nâng cao chất lượng bữa ăn của người dân.

Chỉ tiêu:

[...]