Kế hoạch 21/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Quyết định 117/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” do tỉnh An Giang ban hành

Số hiệu 21/KH-UBND
Ngày ban hành 17/01/2018
Ngày có hiệu lực 17/01/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/KH-UBND

An Giang, ngày 17 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 177/QĐ-TTG NGÀY 25 THÁNG 01 NĂM 2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ VÀ HỖ TRỢ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025”

Thực hiện Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng CNTT tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hiện đại tập trung, thông tin tích hợp thống nhất, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cần thiết trong hoạt động, quản lý, điều hành của ngành GDĐT; đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, công tác kiểm tra đánh giá và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục, từng bước hiện đại hóa và nâng cao chất lượng GDĐT trong giai đoạn mới.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu đến năm 2020

a) Hoàn thiện hạ tầng CNTT

- Rà soát, nâng cấp bảo trì đồng bộ hệ thống mạng nội bộ (mạng LAN và wifi), đảm bảo các Phòng, cơ sở giáo dục thuộc quản lý Sở GDĐT đều được kết nối Internet băng thông rộng, phục vụ tốt cho việc khai thác các tài nguyên giáo dục và các phần mềm dùng chung của ngành.

- Bổ sung trang thiết bị hiện đại, thay thế trang thiết bị đã lỗi thời; tăng cường các giải pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo tốt công tác an toàn, an ninh thông tin; thực hiện tốt công tác dự báo, kiểm soát, phát hiện tấn công, cảnh báo; có khả năng ngăn chặn kịp thời và khắc phục sự cố khi có tấn công thông thường.

b) Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ Sở GDĐT và ngành GDĐT

- Trong công tác quản lý, điều hành:

+ Phát triển và hoàn thiện các cơ sở dữ liệu dùng chung (lưu trữ dữ liệu viên chức, nhà giáo, học sinh, sinh viên, cơ sở vật chất, kho học liệu số, kho bài giảng điện tử, ngân hàng câu hỏi trực tuyến,…) bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hoạt động quản lý, thực hiện hành chính công vụ;

+ Phấn đấu 100% văn bản thông thường tại cơ quan Sở GDĐT được số hóa, xử lý trên môi trường mạng;

+ Phấn đấu 70% các cuộc hội thảo, hội nghị, tập huấn chuyên môn của Sở được bảo đảm về kỹ thuật để có thể thực hiện trên môi trường mạng; 50% các cuộc hội nghị quan trọng được truyền hình trực tiếp trên mạng để các cơ sở giáo dục có thể theo dõi;

+ Phấn đấu 70% lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được thực hiện qua mạng theo phương thức học tập kết hợp (blended learning);

+ Phấn đấu 80% các dịch vụ công quan trọng được cung cấp trực tuyến tối thiểu mức 3 thông qua Cổng thông tin điện tử của Sở GDĐT; 100% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 cung cấp trên Cổng thông tin điện tử của Sở GDĐT.

- Trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý:

+ Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên: Từng bước hình kho tài nguyên giáo dục chung toàn ngành, gồm: bài giảng, sách giáo khoa điện tử, các sáng kiến, mô hình thiết bị dạy học tự làm có thể nhân rộng, phần mềm mô phỏng và một số các học liệu khác,…;

+ Phấn đấu 90% cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên có ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà trường; trong đó 70% trường trực thuộc sử dụng số quản lý điện tử.

2.2. Định hướng đến năm 2025

Mức độ ứng dụng CNTT trong quản lý, hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học thuộc nhóm đầu trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; đáp ứng cơ bản mục tiêu, yêu cầu đổi mới toàn diện trong GDĐT; hình thành các hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý ngành GDĐT; cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến công tác GDĐT đến người dân có nhu cầu.

II. Nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu

1. Triển khai, đưa vào sử dụng hệ thống CNTT theo hướng hiện đại, thiết thực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT tại Sở GDĐT cũng như các cơ sở GDĐT; đẩy mạnh ứng dụng CNTT toàn ngành GDĐT; ưu tiên thuê dịch vụ CNTT do các doanh nghiệp cung cấp phục vụ lĩnh vực GDĐT.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng CNTT theo lộ trình của công văn phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và chỉ đạo điều hành trên môi trường mạng ngành giáo dục.

2. Triển khai hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu

a) Triển khai hệ thống thông tin quản lý toàn ngành GDĐT, đáp ứng yêu cầu kết nối, liên thông tích hợp, chia sẻ thông tin đối với các hệ thống thông tin từ Sở GDĐT đến các cơ sở GDĐT.

[...]