Kế hoạch 202/KH-UBND năm 2019 về hành động tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con, giai đoạn 2020-2030 do tỉnh Sơn La ban hành

Số hiệu 202/KH-UBND
Ngày ban hành 01/10/2019
Ngày có hiệu lực 01/10/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Phạm Văn Thủy
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 202/KH-UBND

Sơn La, ngày 01 tháng 10 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG TIẾN TỚI LOẠI TRỪ HIV, VIÊM GAN B VÀ GIANG MAI LÂY TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON, GIAI ĐOẠN 2020-2030

Căn cứ Quyết định số 7130/QĐ-BYT ngày 29/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2018-2030; Công văn số 1001/BYT-BM-TE ngày 28/02/2019 của Bộ Y tế hướng dẫn triển khai kế hoạch hành động quốc gia tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2018-2030, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch hành động tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con, giai đoạn 2020-2030 của tỉnh Sơn La với các nội dung như sau:

I. THỰC TRẠNG DỰ PHÒNG HIV, VIÊM GAN B VÀ GIANG MAI LÂY TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON

Hàng năm, trên thế giới vẫn còn số lượng không nhỏ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ, trong khi các bệnh này hoàn toàn có thế phòng tránh được thông qua các can thiệp sẵn có và đơn giản như xét nghiệm sàng lọc, quản lý điều trị phụ nữ có thai và tiêm chủng cho trẻ ngay sau sinh.

Tại Việt Nam cũng như ở nhiều quốc gia trong khu vực, dịch vụ dự phòng và kiểm soát HIV/AIDS, giang mai và viêm gan B được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống ngành dọc, thiếu sự phối hợp, liên kết giữa các đơn vị dự phòng như: Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS), Phòng chống HIV/AIDS, da liễu, truyền nhiễm...Theo kết quả một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở nhóm phụ nữ mang thai chiếm khoảng 10-20%, 90% số trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm vi rút viêm gan B có Hepatitis B surface Antigen (HbeAg) dương tính có thể bị nhiễm vi rút viêm gan B từ mẹ, tỷ lệ HBsAg dương tính trong nhóm phụ nữ mang thai chiếm từ 9,5%-13,03%. Sự lưu hành vi rút viêm gan B trong nhóm phụ nữ mang thai cao sẽ ảnh hưởng đến sự lưu hành vi rút viêm gan B trong cộng đồng nói chung, đặc biệt trong nhóm trẻ em nói riêng; tình trạng lây nhiễm giang mai từ mẹ sang con chiếm khoảng 40-70%, hiện nay tỷ lệ phụ nữ có thai được xét nghiệm sàng lọc sớm giang mai chỉ khoảng 15,9%.

Tỉnh Sơn La mỗi năm có khoảng 30.000 phụ nữ mang thai, 23.000 phụ nữ đẻ. Ước tính tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai là 0,13%/năm, có khoảng 40 phụ nữ mang thai nhiễm HIV/năm, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con khoảng 30-40%/năm, có khoảng 10 trẻ em sinh ra/năm nhiễm HIV từ các bà mẹ nhiễm HIV. Năm 2018 có 23.807 phụ nữ đẻ, trong đó: Tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm sàng lọc HIV trước - trong thời gian mang thai là 6%, số phụ nữ đẻ được xét nghiệm sàng lọc HIV trong khi chuyn dạ là 51,1%; Tỷ lệ phụ nữ mang thai được xét nghiệm sàng lọc viêm gan B đạt 46.7%, tỷ lệ trẻ được tiêm chủng vắc xin viêm gan B trong 24h sau sinh đạt 61,2%, tỷ lệ trẻ dưới 1 tui được tiêm đủ 3 mũi vắc xin viêm gan B đạt 80,1%.

Hiện nay công tác dự phòng lây truyền HIV, giang mai và viêm gan B từ mẹ sang con tại tỉnh Sơn La chưa triển khai thực hiện được: Chưa thực hiện xét nghiệm sàng lọc giang mai cho phụ nữ mang thai để điều trị sớm và giảm thiếu nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con; xét nghiệm vi rút viêm gan B cho phụ nữ mang thai chưa được coi là xét nghiệm thường quy trong gói chăm sóc trước sinh, mới chỉ triển khai tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và tuyến huyện, chưa thực hiện tại các trạm y tế xã, chưa thực hiện khám sàng lọc viêm gan cho phụ nữ mang thai; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS đã được ngành y tế triển khai từ năm 2008, tuy nhiên việc triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn như: Chưa có sự phối hp đồng bộ giữa các đơn vị y tế trong việc cung cấp dịch vụ, chuyển gửi, quản lý, thống kê báo cáo, tình trạng mất dấu bệnh nhân còn rất phbiến, bảo him y tế không chi trả test xét nghiệm sàng lọc HIV, nơi thực hiện quản lý và khám thai ban đầu là trạm y tế chưa thực hiện dịch vụ xét nghiệm sàng lọc HIV, nhận thức của người dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai còn hạn chế, chưa thật sự chú trọng tới việc khám thai sớm, khám thai 3 lần trong 3 thai kỳ, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS trong mỗi gia đình, cộng đồng vẫn là rào cản khiến phụ nữ mang thai không tìm đến các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện, từ chối làm xét nghiệm HIV hoặc đồng ý xét nghiệm nhưng không quay lại lấy kết quả gây khó khăn cho việc theo dõi và điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cho những phụ nữ mang thai nhiễm HIV, cung ứng test xét nghiệm HIV chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu thực tế, kinh phí chương trình quốc gia hàng năm chi cho phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con còn hạn chế, ngân sách hỗ trợ từ các dự án quốc tế bị cắt giảm, chưa huy động được nguồn lực của các tchức xã hội, các ban ngành đoàn thể khác cho chương trình dự phòng lây truyn từ mẹ con sang con.

Dịch vụ dự phòng và kiểm soát HIV/AIDS, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con cả nước nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng chưa triển khai thực hiện đồng bộ nên việc khám, xét nghiệm sàng lọc, phát hiện và điều trị: HIV/AIDS, viêm gan B và giang mai ở phụ nữ mang thai còn rất nhiều hạn chế, việc phòng ngừa này đều dựa trên các giải pháp can thiệp đối với bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh tại các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/sức khỏe bà mẹ trẻ em. Các hoạt động phòng, chống bệnh viêm gan vi rút chưa có sự phối hp chặt chẽ giữa các đơn vị, chưa có sự điều phối tổng thể triệt để, hiệu quả chưa cao, làm hạn chế bà mẹ và trẻ sơ sinh tiếp cận dịch vụ, gây lãng phí ngun lực cũng như làm hạn chế hiệu quả của các can thiệp.

Từ thực trạng trên cho thấy triển khai dự phòng lây nhiễm HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con hiện nay là rất quan trọng, nhằm tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con, nâng cao cht lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh góp phần thực hiện đạt các mục tiêu phát trin bn vững, mục tiêu Chiến lược toàn cầu về sức khỏe Phụ nữ, Trẻ em và Vị thành niên giai đoạn 2016-2030.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Nghị quyết số 05/NĐ-CP ngày 13/1/2014 của Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu phát trin Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong lĩnh vực Y tế;

2. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII Ban chấp hành Trung ương về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

3. Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

4. Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

5. Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030;

6. Quyết định số 7130/QĐ-BYT ngày 29/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2018-2030;

7. Công văn số 1001/BYT-BM-TE ngày 28/2/2019 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn triển khai kế hoạch hành động quốc gia tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2018-2030;

8. Kế hoạch số 78-KH/TU ngày 17/12/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao tỷ lệ người dân, nhất là phụ nữ mang thai, bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em trên địa bàn toàn tỉnh được tiếp cận với các dịch vụ, can thiệp loại trừ lây truyền HIV, giang mai và viêm gan B từ mẹ sang con, tiến tới loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con vào năm 2030, góp phn thực hiện đạt các mục tiêu phát triển bền vững, mục tiêu Chiến lược toàn cầu về sức khỏe Phụ nữ, Trẻ em và Vị thành niên giai đoạn 2016-2030.

2. Mc tiêu, chỉ tiêu cthể

- Rà soát, bổ sung và xây dựng mới chính sách, pháp luật, hướng dẫn, quy trình chuyên môn, cơ chế phối hợp giữa các chương trình/đơn vị tiến tới loại trừ 3 bệnh.

- Đảm bảo người dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em được tiếp cận với các dịch vụ, can thiệp loại trừ lây truyền HIV, giang mai và viêm gan B từ mẹ sang con một cách liên tục và có chất lượng.

2.1. Giai đoạn 2020 - 2025

- Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai (ít nhất 1 lần) > 92%;

- Tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm sàng lọc HIV trong thi kỳ mang thai ≥ 65%;

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ