Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2019 về tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018-2030

Số hiệu 63/KH-UBND
Ngày ban hành 08/05/2019
Ngày có hiệu lực 08/05/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 63/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 08 tháng 05 năm 2019

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

TIẾN TỚI LOẠI TRỪ HIV, VIÊM GAN B VÀ GIANG MAI LÂY TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018 - 2030

Thực hiện Quyết định số 7130/QĐ-BYT ngày 29/11/2018 của Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2018 - 2030; để tiến tới loại trừ 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch hành động về tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018 - 2030, cụ thể như sau:

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII Ban chấp hành Trung ương về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

- Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

- Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

- Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới về loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2018-2030.

- Quyết định số 7130/QĐ-BYT ngày 29/11/2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2018 - 2030.

II. THỰC TRẠNG DỰ PHÒNG HIV, VIÊM GAN B VÀ GIANG MAI LÂY TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm riêng tại khu vực Tây Thái Bình Dương có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.

Tại Việt Nam: mỗi năm có khoảng gần 2 triệu phụ nữ mang thai, ước tính tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai là 0,19% thì nước ta có hơn 3.800 phụ nữ mang thai nhiễm HIV, nếu không có can thiệp thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con khoảng 30-40%, ước tính mỗi năm sẽ có khoảng 1.140 - 1.520 trẻ em sinh ra nhiễm HIV từ các bà mẹ nhiễm HIV; tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở nhóm phụ nữ mang thai khoảng 10-20% và 90% số trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HBV có HbeAg dương tính có thể bị nhiễm vi rút viêm gan B từ mẹ. Trong khi đó tỷ lệ tiêm chủng vắc xin viêm gan B trong 24 giờ sau sinh không đồng đều ở các địa phương, một số tỉnh có tỷ lệ dưới 50%; theo một số nghiên cứu, tình trạng lây nhiễm giang mai từ mẹ sang con chiếm khoảng 40- 70% và đang có xu hướng gia tăng trong khi tỷ lệ phụ nữ có thai được xét nghiệm sàng lọc giang mai chỉ khoảng 15,9%.

Ba bệnh lây truyền từ mẹ sang con (nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai) hoàn toàn có thể phòng tránh được thông qua các can thiệp sẵn có và đơn giản như xét nghiệm sàng lọc, quản lý điều trị phụ nữ có thai và tiêm chủng cho trẻ ngay sau sinh.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng như nhiều nước trong khu vực, dịch vụ dự phòng và kiểm soát HIV/AIDS, giang mai và viêm gan B vẫn được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống, chương trình ngành dọc, thiếu sự phối hợp, liên kết cần phải có giữa các hệ thống. Mặt khác, nước ta chưa triển khai tư vấn xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B và giang mai tại tuyến xã trong khi việc quản lý thai nghén vẫn chủ yếu tại trạm y tế xã/phường/thị trấn, do đó phụ nữ mang thai khó tiếp cận với các dịch vụ này làm hạn chế hiệu quả của các can thiệp.

Tại tỉnh Ninh Bình năm 2018, có 95,3% phụ nữ mang thai được khám thai ít nhất một lần trong thai kỳ. Tỷ lệ phụ nữ có thai được xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B và giang mai trong thời kỳ mang thai lần lượt là: 60%; 82,7% và 5,8%. Trong đó, tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị ARV là 93%. Tại các bệnh viện trong tỉnh, năm 2018 có 1.100 bà mẹ mang thai được chẩn đoán mắc viêm gan B, các bà mẹ đều được tư vấn để phòng lây nhiễm cho con, tỷ lệ trẻ sơ sinh được tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu là 72%, tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đủ 3 mũi vắc xin viêm gan B là 97,7%; không phát hiện được bà mẹ mang thai bị mắc giang mai do tỷ lệ được sàng lọc rất thấp.

Như vậy, việc lập kế hoạch tiến ti loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018 - 2030 là cần thiết, nhằm cung cấp dịch vụ, hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây truyền 3 bệnh trên, giúp trẻ em phòng tránh được các bệnh lây truyền từ mẹ sang con để phát triển khỏe mnh.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tiến tới loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con vào năm 2030.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu 1: Rà soát, tham mưu bổ sung, xây dựng mới và triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật, hướng dẫn, quy trình chuyên môn, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị tiến tới loại trừ HIV, giang mai và viêm gan B

Các chỉ tiêu:

- Đề xuất với Bộ Y tế sửa đổi nội dung liên quan đến dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đưa vào sửa đổi Luật phòng chống HIV/AIDS để đảm bảo tính khả thi trong tiếp cận test sàng lọc, chẩn đoán và thuốc dự phòng, điều trị HIV/AIDS;

- Đề nghị với Bộ Y tế xây dựng, bổ sung các chính sách, quy định hỗ trợ triển khai loại trừ HIV, giang mai và viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con;

- Các mục tiêu về loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con được đưa vào các hoạt động, dự án liên quan đến sức khỏe bà mẹ, trẻ em;

- Các hướng dẫn, quy trình chuyên môn về dự phòng lây truyền HIV, giang mai, viêm gan B từ mẹ sang con được triển khai thực hiện tại địa phương.

2.2. Mục tiêu 2: Đảm bảo người dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em được tiếp cận với các dịch vụ, can thiệp loại trừ lây truyền HIV, giang mai và viêm gan B từ mẹ sang con một cách liên tục và có chất lượng

[...]