Kế hoạch 20/KH-UBND thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu 20/KH-UBND
Ngày ban hành 12/01/2023
Ngày có hiệu lực 12/01/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Bảo hiểm

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/KH-UBND

Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số 25/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội năm 2023; Quyết định số 4969/QĐ-UBND ngày 10/12/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2023 của thành phố Hà Nội; Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội, các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả, hoàn thành các chỉ tiêu về bảo hiểm hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được giao tại Nghị quyết số 25/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và Quyết định số 4969/QĐ-UBND ngày 10/12/2022 của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ, đảng viên về ý nghĩa, vai trò của chính sách BHXH, BHYT.

- Bám sát quan điểm, mục tiêu và các giải pháp nêu trong Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 26/8/2021 của UBND Thành phố về thực hiện các chỉ tiêu về số người tham gia BHXH, BHYT giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 26/8/2021 của UBND Thành phố về thực hiện các giải pháp phòng, chống hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 194/KH-UBND ngày 26/8/2021 của UBND Thành phố về thực hiện các giải pháp, biện pháp thu hồi nợ đóng BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 18/02/2022 triển khai thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 và đến năm 2030.

- Yêu cầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp nâng cao vai trò, trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đhoàn thành các chỉ tiêu về BHXH, BHYT, BHTN được giao năm 2023 góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố; thực hiện tốt các chế độ, chính sách về BHXH, BHYT; phát triển bền vững số người tham gia BHXH, BHYT; giảm nợ BHXH; kiểm soát chặt chẽ chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (KCB BHYT).

- Cụ thể hóa, xác định rõ nội dung công việc gắn với phân công nhiệm vụ cụ thể và gắn với trách nhiệm đối với từng Sở, Ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã (gọi chung là UBND huyện) trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN; đồng thời có các giải pháp tổ chức triển khai khoa học, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, nỗ lực phấn đấu cao nhất để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

II. CÁC CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 93,5% dân số.

2. Tỷ lệ lao động tham gia BHXH đạt 43% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động, trong đó, nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm 2% lực lượng lao động.

3. Tỷ lệ lao động tham gia BHTN trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động đạt 39%.

4. Thực hiện các giải pháp thu hồi nợ BHXH để đảm bảo quyền lợi người tham gia.

5. Kiểm soát chi phí KCB BHYT; phòng chống lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT.

6. Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.

7. Giải quyết kịp thời các chế độ BHXH, BHTN; tăng tỷ lệ chi trả các chế độ BHXH (lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp BHXH một lần, tai nạn lao động, ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, trợ cấp thất nghiệp) qua tài khoản cá nhân.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người lao động và mỗi người dân về chính sách BHXH, BHYT

1.1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, UBND huyện nghiên cứu đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng trọng tâm, trọng điểm, đa dạng, linh hoạt phù hợp với đặc điểm, tính chất đặc thù của từng nhóm đối tượng trên từng địa bàn, tuyên truyền, đối thoại vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình bằng nhiều hình thức, chú trọng phát huy ưu thế của các hình thức, phương pháp truyền thông hiện đại, đa phương tiện, trên các ứng dụng Internet hoặc các hình thức thông tin nội bộ khác, tăng thời lượng tuyên truyền trên đài truyền thanh cơ sở phù hợp với các quy định về hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở; kết hợp giữa hình thức tuyên truyền thường xuyên với hình thức tuyên truyền theo chiến dịch nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, tiện ích cho người dân ở mọi lứa tuổi, đảm bảo hiệu quả công tác tuyên truyền gắn với phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT thu hút sự tham gia tích cực của nông dân, lao động làm việc tại khu vực phi chính thức; chú trọng, phát huy vai trò của những tổ chức, cá nhân có uy tín trong cộng đồng dân cư để vận động nhân dân tham gia BHXH tự nguyện. Công tác tuyên truyền phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, chủ động, kịp thời, đi trước một bước, nhằm tạo sự đồng thuận, nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

1.2. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và các Sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương đã ký chương trình phối hợp công tác với Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền về sự cần thiết, lợi ích, ý nghĩa nhân văn của chính sách BHXH, BHYT; công tác triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1.3. Các cơ quan báo chí của Thành phố và các báo: Lao động Thủ đô, Tuổi trẻ Thủ đô, Phụ nữ Thủ đô,... chủ động phối hợp với Bảo him xã hội thành phố Hà Nội, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan tăng cường tin bài, phóng sự phản ánh kết quả thực hiện chính sách BHXH, BHYT và biểu dương, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân thực hiện tốt, đồng thời phê phán những tập thể, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về BHXH như trốn đóng, nợ đóng BHXH, trục lợi, gian lận BHXH, BHYT, BHTN trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển nhanh, bền vững người tham gia BHXH, BHYT, BHTN

2.1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thuế Hà Nội, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, UBND huyện thường xuyên trao đổi thông tin, tăng cường thanh tra, kiểm tra, rà soát các đơn vị, doanh nghiệp chưa tham gia và đã tham gia BHXH, BHYT, BHTN nhưng tham gia chưa đầy đủ cho người lao động. Kịp thời yêu cầu đơn vị, doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT đầy đủ cho người lao động theo quy định.

2.2. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính nghiên cứu, tham mưu UBND Thành phố bổ sung, hoàn thiện cơ chế sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách và huy động nguồn viện trợ, nguồn xã hội hóa, các quỹ từ thiện hợp pháp... để hỗ trợ kinh phí tham gia BHYT cao hơn mức hỗ trợ theo quy định của Chính phủ cho học sinh, sinh viên, người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình.

2.3. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội mở rộng loại hình và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ thu; giao chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình cho từng tổ chức dịch vụ thu; tập huấn, nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động cho nhân viên thu.

2.4. Lãnh đạo, Ban Chấp hành, hội viên các Hội, đoàn thể trên địa bàn, Đoàn Thanh niên, cán bộ không chuyên trách cấp xã, đảng viên gương mẫu tham gia BHXH tự nguyện, BHYT theo hộ gia đình.

2.5. Cục Thuế thành phố Hà Nội chia sẻ dữ liệu về: thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế, thông tin cá nhân trong tổ chức trả thu nhập, thông tin ghi nhận việc trích và khấu trừ các khoản đóng BHXH, BHYT tại tổ chức trả thu nhập qua thanh tra, kiểm tra theo Kế hoạch liên ngành số 3789/KHLN-BHXH-CT ngày 13/8/2021 của Bảo hiểm xã hội Thành phố và Cục Thuế thành phố Hà Nội thực hiện Quy chế chia sẻ dữ liệu và phối hợp công tác giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Thuế.

2.6. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cung cấp và chỉ đạo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện cung cấp danh sách người thuộc gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo, thoát nghèo, người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình cho cơ quan Bảo hiểm xã hội đrà soát, phát triển người tham gia BHXH, BHYT.

[...]