Kế hoạch 56/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 09-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 và đến năm 2030

Số hiệu 56/KH-UBND
Ngày ban hành 18/02/2022
Ngày có hiệu lực 18/02/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Chử Xuân Dũng
Lĩnh vực Bảo hiểm

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/KH-UBND

Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 09-CT/TU CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC CẤP ỦY ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 30/11/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021- 2025 và đến năm 2030, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 09-CT/TU của Thành ủy và các chính sách, pháp luật, các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thành ủy, UBND Thành phố về công tác bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện.

2. Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố trong công tác BHXH tự nguyện; thường xuyên xác định phát triển BHXH tự nguyện là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3. Xác định nội dung, nhiệm vụ cụ thể để các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp với lộ trình phù hợp, phát triển bền vững số người tham gia BHXH tự nguyện nỗ lực phấn đấu đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao về phát triển người tham gia BHXH tự nguyện. Kết quả thực hiện chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH tự nguyện hàng năm là tiêu chí đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương.

4. Huy động sức mạnh của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và Nhân dân Thủ đô nhằm phát triển bền vững số người tham gia BHXH tự nguyện hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân. Nâng cao ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu và tham gia BHXH tự nguyện của người dân Thủ đô.

II. CHỈ TIÊU CỤ THỂ

1. Giai đoạn đến năm 2025

- Tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện trên 3% lực lượng lao động trong độ tuổi (nông dân và lao động khu vực phi chính thức).

- Số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội đạt khoảng 55%.

2. Giai đoạn đến năm 2030

- Tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện chiếm 10% lực lượng lao động trong độ tuổi (nông dân và lao động khu vực phi chính thức).

- Số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội đạt khoảng 65%.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH tự nguyện

- Đổi mới, đa dạng hóa hình thức, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện, chú trọng phát huy ưu thế của các hình thức, phương pháp truyền thông hiện đại, đa phương tiện, trên môi trường internet. Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện tại cơ sở và trên hệ thống loa truyền thanh các xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các Sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các tầng lớp Nhân dân về sự cần thiết, lợi ích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách BHXH tự nguyện để đảm bảo an sinh xã hội; trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi người dân khi tham gia BHXH; tích cực tham gia BHXH tự nguyện nhằm tự bảo đảm cuộc sống khi về già, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

- Thực hiện đợt cao điểm tuyên truyền cuộc vận động toàn dân tham gia BHXH (người trong độ tuổi lao động, tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện) hàng năm.

- Cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo triển khai linh hoạt, hiệu quả các giải pháp tăng số người tham gia BHXH tự nguyện; chủ động, tích cực chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình hay, cách làm tốt để phổ biến, nhân rộng các mô hình tiêu biểu trên địa bàn Thành phố.

2. Nâng cao chất lượng hoạt động của đại lý thu BHXH

- Thường xuyên đào tạo, tập huấn cho nhân viên đại lý thu chính sách, pháp luật về BHXH và kỹ năng tuyên truyền, vận động người dân theo hướng chuyên nghiệp, tận tâm, trách nhiệm, hiệu quả.

- Định kỳ 6 tháng, 01 năm đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại lý thu; đối với các đại lý hoạt động không hiệu quả phải thay thế hoặc dừng hợp đồng.

- Cán bộ làm công tác BHXH và nhân viên đại lý thu BHXH phải bám sát cơ sở, tuyên truyền làm rõ tính cần thiết và lợi ích thiết thực của việc tham gia BHXH tự nguyện; kiên trì vận động, thuyết phục người dân tham gia BHXH tự nguyện; Giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cho từng đại lý thu.

3. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người tham gia BHXH tự nguyện

- BHXH Thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính tham mưu UBND Thành phố trình HĐND Thành phố xem xét nâng mức hỗ trợ kinh phí tham gia BHXH tự nguyện cao hơn mức hỗ trợ theo quy định của Chính phủ (10%, 25% và 30%) cho người có hộ khẩu thường trú tại thành phố Hà Nội, từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đặc biệt là người nghèo, cận nghèo, khó khăn từ nguồn tài chính từ Ngân sách Thành phố, nguồn viện trợ, nguồn xã hội hóa, các quỹ từ thiện hợp pháp,...

- Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn tham gia BHXH tự nguyện cao hơn mức hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

4. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện

[...]