Kế hoạch 20/KH-UBND thực hiện Đề án 06-ĐA/TU năm 2023 lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo do tỉnh Lào Cai ban hành

Số hiệu 20/KH-UBND
Ngày ban hành 16/01/2023
Ngày có hiệu lực 16/01/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Giàng Thị Dung
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/KH-UBND

Lào Cai, ngày 16 tháng 01 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN SỐ 06-ĐA/TU NGÀY 11/12/2020 CỦA TỈNH ỦY LÀO CAI NĂM 2023 - LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 11/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai về việc ban hành 18 Đề án trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 35-NQ/TU ngày 01/12/2022 của Tỉnh ủy Lào Cai về hướng, nhiệm vụ năm 2023;

Căn cứ Đề án số 06-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện - Nguồn nhân lực - Khoa học công nghệ tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Chỉ thị số 31-CT/TU ngày 18/10/2022 của Tỉnh ủy Lào Cai về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác phổ cập giáo dục mầm non giai đoạn 2022-2025;

Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 08/3/2021 của UBND tỉnh Lào Cai về việc thực hiện Đề án số 06-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện - Nguồn nhân lực - Khoa học công nghệ tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2023 đối với lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 08/3/2021 của UBND tỉnh Lào Cai về việc thực hiện Đề án số 06-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện - Nguồn nhân lực - Khoa học công nghệ tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025, trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo năm 2023.

- Triển khai có hiệu quả các mục tiêu Đề án; xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể; phân công nhiệm vụ triển khai, tổ chức thực hiện Đề án.

- Đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế, xã hội hóa, huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển giáo dục và đào tạo.

2. Yêu cầu

- Ngành Giáo dục và Đào tạo, các cấp, các ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai, thực hiện Đề án theo chức năng nhiệm vụ được phân công; theo kế hoạch cả giai đoạn và từng năm; đồng thời, có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong quá trình thực hiện.

- Việc thực hiện kế hoạch cần có sự kế thừa, lồng ghép các chương trình, dự án, đề án đang và sẽ triển khai trên địa bàn. Chú trọng huy động nguồn lực trong nhân dân, các tổ chức cá nhân, các doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu của đề án.

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan nắm vững các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của đề án để phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai kế hoạch thực hiện.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về báo cáo, sơ kết.

II. NỘI DUNG

1. Một số chỉ tiêu chính phấn đấu năm 2023

- Có ít nhất 32% trẻ nhà trẻ, 98% trẻ mẫu giáo được huy động ra lớp, trong đó riêng 5 tuổi đạt 99,9%.

- Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,9%, trẻ từ 6-14 tuổi đạt 99,7%; Có ít nhất 70% trở lên học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) học lên trung học phổ thông (THPT) và Giáo dục thường xuyên, số còn lại học trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), học nghề và tham gia lao động. Duy trì, củng cố vững chắc và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục (PCGD) ở 100% xã, phường, thị trấn; có từ 66 xã và 02 huyện, thành phố được công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4, lũy kế đến hết năm 2023 là 111 xã; tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS từng xã đạt từ 90% trở lên.

- Duy trì 100% xã có trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả. Có từ 70,5% trở lên học sinh khuyết tật được tham gia giáo dục hòa nhập ở các cấp học.

- Xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ cho ít nhất 1.155 người, nâng tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15-60 lên 95%.

- Tỷ lệ trẻ mẫu giáo được làm quen với ngoại ngữ, tin học ít nhất 35%; tỷ lệ học sinh phổ thông từ lớp 3 trẻ lên được học ngoại ngữ, tin học 100%. Số trường phổ thông dạy tiếng Anh 10 năm trung bình toàn tỉnh đạt 97%, trong đó: Tiểu học 93%, THCS 100%, THPT 100% (hiện nay, trung bình toàn tỉnh đạt 90,63%, trong đó: Tiểu học 81,25%. THCS 100%, THPT 100%).

- Có 83% cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, phổ thông có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên (Mầm non từ 94%, Tiểu học từ 64%, THCS từ 92%, THPT từ 99,92%), trong đó có từ 14% giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo (Mầm non từ 43%, Tiểu học từ 0,46%, THCS từ 1,27%, THPT từ 16,7% trở lên); từ 85% cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; 100% cán bộ quản lý, giáo viên được tham gia bồi dưỡng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; tiếp tục nâng tỷ lệ nhà giáo là nòng cốt về chuyên môn nghiệp vụ và tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật.

- Xây dựng, công nhận mới ít nhất 08 trường chuẩn quốc gia, nâng số trường đạt chuẩn toàn tỉnh lên 406/602 trường (trừ 10 Trung tâm GDNN-GDTX), đạt 67,2%. Xây dựng đề án có ít nhất 12 trường trọng điểm chất lượng giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục trường quốc tế.

- Đảm bảo đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định tại các Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Nhiệm vụ

[...]