Kế hoạch 158/KH-UBND năm 2021 thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 158/KH-UBND
Ngày ban hành 15/11/2021
Ngày có hiệu lực 15/11/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Nguyễn Minh Luân
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 158/KH-UBND

Cà Mau, ngày 15 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Thực hiện Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về phát triển bền vững; Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 04/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030; Quyết định số 3033/QĐ-BGDĐT ngày 30/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Kế hoạch thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xác định các nhiệm vụ, giải pháp và chỉ tiêu cụ thể để tập trung lồng ghép, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS lĩnh vực GD&ĐT giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; rút ngắn khoảng cách phát triển về giáo dục và đào tạo đối với đồng bào DTTS.

2. Mục tiêu cụ thể

(Đơn vị %)

STT

Chỉ tiêu giám sát đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)

Đơn vị

Đến năm 2025

Định hướng năm 2030

1

Tỷ lệ học sinh DTTS đi học chung cấp tiểu học

%

100

100

2

Tỷ lệ trẻ em DTTS nhập học đúng tuổi bậc tiểu học

%

99

100

3

Tỷ lệ học sinh DTTS hoàn thành chương trình tiểu học

%

99

>99

4

Tỷ lệ học sinh DTTS hoàn thành cấp tiểu học

%

97

99

5

Tỷ lệ học sinh DTTS đi học chung cấp trung học cơ sở

%

90

95

6

Tỷ lệ trẻ em DTTS đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở

%

90

92

7

Tỷ lệ học sinh DTTS hoàn thành cấp trung học cơ sở

%

83

86

8

Tỷ lệ học sinh DTTS tốt nghiệp trung học cơ sở

%

98,5

99

9

Tỷ lệ trẻ em DTTS ngoài nhà trường ở độ tuổi đi học tiểu học

%

1,0

0,3

10

Tỷ lệ trẻ em DTTS ngoài nhà trường ở độ tuổi đi học trung học cơ sở

%

6,0

2,0

11

Tỷ lệ trẻ em DTTS dưới 5 tuổi đến trường được phát triển phù hợp về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội

%

88

90

12

Tỷ lệ huy động trẻ em DTTS 5 tuổi đi học mẫu giáo

%

99

>99

13

Tỷ lệ nữ giới người DTTS từ 15-60 tuổi biết chữ

%

>93

>95

14

Tỷ lệ người DTTS từ 15-60 tuổi biết chữ

%

98

>99

15

Tỷ lệ trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú (PTDTNT, PTDTBT), trường phổ thông có học sinh bán trú có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại, cung cấp kiến thức về HIV

%

100

100

16

Tỷ lệ giáo viên trường PTDTNT, PTDTBT, trường phổ thông có học sinh bán trú đạt chuẩn trình độ được đào tạo trở lên

%

100

100

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trong thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS

a) Rà soát, sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục vùng DTTS đảm bảo đủ cơ sở pháp lý, có cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và đặc điểm người học là người DTTS.

b) Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về việc đảm bảo tất cả trẻ em DTTS được tiếp cận với phát triển, chăm sóc giai đoạn trẻ thơ và giáo dục mầm non có chất lượng để sẵn sàng bước vào cấp tiểu học; tất cả trẻ em DTTS hoàn thành giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở miễn phí, công bằng, có chất lượng; tất cả trẻ em gái và trai DTTS đều được bình đẳng trong tiếp cận giáo dục.

c) Tham mưu lồng ghép các chỉ tiêu về phát triển bền vững trong giáo dục đối với đồng bào DTTS vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để chỉ đạo thực hiện. Đưa kết quả thực hiện các chỉ tiêu về phát triển bền vững trong giáo dục đối với đồng bào DTTS vào tiêu chí đánh giá, bình xét thi đua hằng năm.

d) Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững về giáo dục đối với đồng bào DTTS. Hằng năm, xây dựng kế hoạch kiểm tra, khảo sát tình hình thực hiện của các cấp quản lý, địa phương, các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững về GD&ĐT đối với đồng bào DTTS.

2. Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo cán bộ quản lý giáo dục công tác vùng DTTS đạt chuẩn về trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

a) Rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vùng DTTS, đặc biệt tại các trường PTDTNT theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, từ đó có kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đạt chuẩn và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

b) Xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp học vùng DTTS về nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với học sinh ở vùng này nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

c) Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kỹ năng lồng ghép các nội dung giáo dục trong quản lý và dạy học cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục vùng DTTS để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục học sinh về kỹ năng sống, giáo dục thể chất, giáo dục văn hóa dân tộc,…

d) Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cộng tác viên tham gia công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vùng DTTS.

đ) Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực dạy tiếng DTTS cho đội ngũ nhà giáo vùng DTTS.

3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục dân tộc

a) Thực hiện công tác thống kê, rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS địa phương, đặc biệt là theo dõi các chỉ số của nhóm các dân tộc có khó khăn đặc thù, đề xuất chính sách kịp thời thúc đẩy sự phát triển về GD&ĐT của các DTTS và rút ngắn khoảng cách đạt được về các chỉ tiêu phát triển bền vững.

b) Quản lý, vận hành và khai thác sử dụng Phân hệ cơ sở dữ liệu về Giáo dục dân tộc thuộc Hệ thống cơ sở dữ liệu toàn ngành về GD&ĐT; quản lý thống nhất các chỉ số đánh giá về giáo dục dân tộc; hướng dẫn các cơ sở giáo dục phương pháp thu thập, ghi chép, quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu hằng năm về Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS trong lĩnh vực GD&ĐT.

c) Nghiên cứu, đề xuất ban hành quy định cơ chế theo dõi, báo cáo, đánh giá, giám sát, cập nhật dữ liệu hằng năm về Giáo dục dân tộc và xác định rõ trách nhiệm của các bên có liên quan; tăng cường công tác kiểm tra để đảm bảo chính xác số liệu của các chỉ số.

d) Cập nhật phần mềm thống kê công tác phổ cập giáo dục - xóa mù chữ; đánh giá đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non, tách số liệu theo từng dân tộc và giới tính.

4. Ưu tiên và huy động các nguồn lực để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp vùng DTTS

a) Huy động các nguồn vốn, vận động thu hút sự hỗ trợ về vật chất và kỹ thuật của các tổ chức, cá nhân, đối tác phát triển để tăng cường đầu tư, phát triển giáo dục vùng DTTS; chú trọng hỗ trợ ngân sách cho công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, dạy học tiếng DTTS, giáo dục bình đẳng giới, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục văn hóa dân tộc,… trong các trường học vùng DTTS, đặc biệt là người học tại các trường PTDTNT, trường phổ thông có học sinh bán trú.

[...]