Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án "Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030" trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Số hiệu 195/KH-UBND
Ngày ban hành 15/09/2022
Ngày có hiệu lực 15/09/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Nguyễn Văn Hồng
Lĩnh vực Thương mại,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PH CN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 195/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 15 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SINH HỌC NGÀNH CÔNG THƯƠNG ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030”;

Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030” trên địa bàn thành phố Cần Thơ, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tuyên truyền sâu rộng và triển khai kịp thời, có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được xác định trong Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030”. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc cụ thể hóa Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

b) Tích cực ứng dụng những thành tựu mới trong nghiên cứu, phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh, phát huy tim năng của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, tiếp nhận ứng dụng và chuyển giao công nghệ quy mô công nghiệp nhằm tăng slượng, giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

2. Yêu cầu

a) Xác định các nhiệm vụ cụ thể của các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện nhằm triển khai hoàn thành các nội dung yêu cầu tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg.

b) Phát huy tối đa mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương theo chuỗi giá trị, bền vững, tuần hoàn, thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao phục vụ phát triển kinh tế công nghiệp; nâng cao tim lực, hiệu quả nghiên cứu, làm chủ công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến từ các nguyên liệu chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, thành phố trong cả nước; nâng cao năng lực tự chủ về công nghệ sinh học trong ngành Công Thương, tạo điều kiện thuận lợi phát triển doanh nghiệp công nghệ sinh học và sản xuất sản phẩm mới, an toàn, cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025

- Chuyển giao ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến theo hướng hiện đại hóa thiết bị, đổi mới công nghệ và nâng cấp về quy mô, trong đó tập trung phát triển các công nghệ đạt trình độ quốc tế phục vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công nghệ từ các nguồn nguyên liệu chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Qua đó giúp giảm giá thành sản xuất sản phẩm tối thiểu 25% so với công nghệ đang được ứng dụng tại các doanh nghiệp.

- ng dụng và tiếp nhận, chuyển giao công nghệ; cung cấp các giải pháp chính sách, kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất và kinh doanh theo chui giá trị, bền vững, tuần hoàn, thân thiện với môi trường tiếp cận nền tảng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

- Từng bước phát triển đồng bộ thị trường các sản phẩm công nghiệp sinh học ngành Công Thương, chú trọng hệ thống quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm tra, kiểm định, truy xuất nguồn gốc gắn liền với hệ thống phân phối nội địa và xuất khẩu bằng công nghệ sinh học.

- Tiếp nhận ứng dụng và chuyển giao công nghệ quy mô công nghiệp nhằm tăng số lượng, giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp từ các công nghệ được tạo ra của Đề án. Phát triển, tăng tối thiểu 10% số lượng doanh nghiệp công nghiệp sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, tiến tới hình thành ngành công nghiệp sinh học ngành Công Thương.

b) Đến năm 2030

- Tiếp tục tổ chức đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ làm chủ công nghệ, tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới, công nghệ tiên tiến ở quy mô công nghiệp đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế.

- Triển khai các giải pháp chính sách, kỹ thuật sản xuất tiên tiến mang tầm quốc tế trong nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm, mẫu mã công nghiệp, sản xuất và kinh doanh, hình thành hệ thống các doanh nghiệp công nghiệp sinh học theo chuỗi giá trị, bền vững, tuần hoàn, thân thiện với môi trường tiếp cận nền tảng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

- Tiếp nhận, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến tiếp cận nền tảng công nghệ hiện đại thế giới, có khả năng ứng dụng sản xuất quy mô công nghiệp, thúc đy ngành công nghiệp sinh học ngành Công Thương phát triển mạnh mẽ. Hình thành và phát triển số lượng doanh nghiệp công nghiệp sinh học ngành Công Thương tăng thêm tối thiểu 50% so với giai đoạn 2021 - 2025.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền về phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương

Tuyên truyền sâu rộng và triển khai kịp thời, có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được xác định trong Quyết định số 1600/QĐ-TTg và nội dung Kế hoạch này đến cán bộ công chức, viên chức, người lao động, lãnh đạo doanh nghiệp và người dân trên địa bàn thành phố.

- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ