Kế hoạch 266/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Sơn La

Số hiệu 266/KH-UBND
Ngày ban hành 10/11/2023
Ngày có hiệu lực 10/11/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Nguyễn Thành Công
Lĩnh vực Thương mại,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 266/KH-UBND

Sơn La, ngày 10 tháng 11 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SINH HỌC NGÀNH CÔNG THƯƠNG ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030”;

Căn cứ Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 21/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị “Về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới”;

Thực hiện Kế hoạch số 218/KH-UBND ngày 11/9/2023 của UBND tỉnh Sơn La về triển khai thực hiện Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 21/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị “Về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững trong tình hình mới”.

Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 148/TTr-SCT ngày 31/10/2023 về việc dự thảo Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Sơn La.

UBND tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Sơn La, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tuyên truyền sâu rộng và triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được xác định trong Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Quyết định số 1600/QĐ-TTg) và Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 21/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị “Về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới” (sau đây gọi tắt là Chương trình hành động số 21-CTr/TU).

b) Tích cực ứng dụng những thành tựu mới trong nghiên cứu, phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh, phát huy tiềm năng của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, tiếp nhận ứng dụng và chuyển giao công nghệ quy mô công nghiệp nhằm tăng số lượng, giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhận thức và hành động của các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị trong công tác phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

a) Xác định các nhiệm vụ cụ thể của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị nhằm triển khai hoàn thành các nội dung yêu cầu tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg.

b) Phát huy tối đa mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp sinh học ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh

a) Công nghiệp nhẹ:

Triển khai nghiên cứu, tiếp nhận, giải mã công nghệ mới từ các nước có nền công nghiệp sinh học tiên tiến trên thế giới để làm chủ, ứng dụng và phát triển các công nghệ sinh học trong lĩnh vực ngành Công Thương ở quy mô công nghiệp, tập trung vào các công nghệ theo chuỗi công nghệ khép kín, sản xuất tuần hoàn đối với từng nhóm nguyên liệu chủ yếu trong nước (các sản phẩm nông sản; thủy sản; nấm ăn, nấm dược liệu, cây dược liệu, cây chè; thịt,...) tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường vào các ngành, lĩnh vực:

- Các chế phẩm vi sinh và sản phẩm thứ cấp từ công nghiệp vi sinh, công nghệ sinh khối vi sinh vật, các chất bảo quản, phụ gia, màu thực phẩm, axit hữu cơ, axit amin, protein,... sản phẩm enzyme (bao gồm cả protein, enzyme tái tổ hợp).

- Các loại thực phẩm lên men: Thực phẩm, đồ uống lên men, đồ uống chứa probiotic, sản phẩm đồ uống có độ cồn thấp, nước giải khát có nguồn gốc tự nhiên (thực vật, vi sinh vật), các sản phẩm đồ uống chế biến từ hạt, ngũ cốc (gạo, ngô,…); sử dụng bao gói thông minh, thân thiện môi trường bằng vật liệu nano phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của người Việt Nam, xu hướng phát triển trong khu vực và thế giới.

- Các loại nguyên liệu sinh hóa dược, các thực phẩm an toàn, tốt cho sức khỏe (thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm có chứa các chất có hoạt tính sinh học); thực phẩm giành cho con người hoạt động trong các điều kiện đặc biệt, cường lực cao, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh trên cơ thể người có nguồn gốc từ thực vật, vi sinh vật, nấm, sinh vật biển,...

- Phát triển các chế phẩm sinh học trong công tác bảo vệ môi trường các khu chế biến, các chế phẩm trong bảo quản thực phẩm.

- Các hoạt chất, chế phẩm sinh học, nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; chế biến sâu cho các đối tượng nuôi thủy sản, các sản phẩm từ thịt có chất lượng cao, giá thành giảm, bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Ứng dụng, làm chủ công nghệ phát triển bộ sinh phẩm (KIT) phát hiện nhanh, kiểm định, đánh giá chất lượng an toàn thực phẩm trong lĩnh vực công nghiệp chế biến tích hợp nhiều đặc tính mới, ưu việt, phù hợp với thực tiễn quản lý an toàn thực phẩm tại Việt Nam; chuyển giao, nhân rộng trong sản xuất.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong các ngành công nghiệp nhẹ khác (dệt may, da giầy,…).

- Thiết kế, chế tạo thiết bị, hệ thống thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các hệ thống thiết bị hiện đại và đồng bộ, các thiết bị lõi (chính) phù hợp với các công nghệ đã được nghiên cứu, hoàn thiện trong giai đoạn đến năm 2020, phát triển nâng cấp quy mô theo hướng hiện đại, công nghiệp, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; nghiên cứu, tiếp nhận các thiết kế hiện đại, phù hợp với các công nghệ có tính ứng dụng cao, đặc tính nguyên liệu trong nước nhằm kịp thời khai thác, đưa công nghệ vào sản xuất, thương mại hóa sản phẩm.

b) Thương mại:

[...]